Câu 27: Trong các đặc điểm sau, đâu là điểm khác nhau giữa sán lá gan và giun đũa? A. Sự phát triển của các cơ quan cảm giác. B. Tiết diện ngang cơ thể. C. Đời sống. D. Con đường lây nhiễm. Câu 28: Thực hiện uống thuốc xổ giun định kì như thế nào là đúng? A. 1 lần/năm. B. 6 tháng/lần. C. 4 tháng /lần. D. Tùy từng trường hợp. Câu 29. Loài nào dưới đây trên thân mang hàng trăm đốt sán, mỗi đốt đều mang cơ quan sinh dục lưỡng tính? A. Sán lá gan. B. Sán lá máu C. Sán bã trầu. D. Sán dây Câu 30: Trong các biện pháp sau, có bao nhiêu biện pháp được sử dụng để phòng ngừa giun sán cho người? 1. Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội. 2. Sử dụng nước sạch để tắm rửa. 3. Mắc màn khi đi ngủ. 4. Không ăn thịt lợn gạo. 5. Rửa sạch rau trước khi chế biến. Số ý đúng là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 31: Đặc điểm nào sau đây có ở vòng đời của sán lá gan? A. Thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng. B. Trứng, ấu trùng và kén có hình dạng giống nhau. C. Sán trưởng thành sẽ kết bào xác vào mùa đông. D. Ấu trùng sán có tỉ lệ trở thành sán trưởng thành cao.

2 câu trả lời

27b

28b

29d

30c

31a

Đáp á+giải thích:

Câu 27:B. Tiết diện ngang cơ thể.

Vì sán lá gan thuộc ngành giun dẹp,giun đũa thuộc ngành giun tròn.

Câu 28:B. 6 tháng/lần.

Câu 29:D.Sán dây

Câu 30:C. 4

Các ý đều đúng ngoại trừ ý 3,mắc màn khi ngủ chỉ ngăn ngừa những bệnh do muỗi gây ra như sốt rét,sốt xuất huyết,...

Câu 31:A. Thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng.

sán trưởng thành(gan.mật trâu bò)→trứng(gặp nước)→ấu trùng có lông bơi→ấu trùng trong ốc→sinh sản thành ấu trùng có đuôi→bám cây cỏ,rụng đuôi thành kén sán→ruột trâu bò(khi trâu bò ăn cỏ).