Câu 22. Quốc gia nào sau đây không thuộc khu vực Tây Nam Á? A. Ca-dắc-xtan. B. Ả- rập- Xê út. C. Ba-ranh. D. Ca-ta. Câu 23. Quốc gia ở Tây Nam Á có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất thế giới là A. Iran. B. Irắc. C. Côoét. D. Arập Xêút Câu 24. Điểm khác biệt về kinh tế - xã hội giữa các nước Trung Á và Tây Nam Á là A. chịu ảnh hưởng của Hồi giáo. B. có vị trí địa chiến lược quan trọng C. nguồn dầu mỏ phong phú. D. có khả năng phát triển ngành nông nghiệp. Câu 25. Cuộc xung đột dai dẳng, khó giải quyết nhất từ trước tới nay ở Tây Nam á là giữa A. Iran và Irắc. B. Irắc và Côoét. C. Ixraen và Palextin. D. Ixraen và Libăng.

2 câu trả lời

Câu 22 . Ca-dắc-xtan

Câu 23 . Ảrập-Xeut

Câu 24 . Có khả năng phát triển ngành nông nghiệp

Câu 25 . Ixraen và Palextin

Câu 22. Quốc gia nào sau đây không thuộc khu vực Tây Nam Á?
A. Ca-dắc-xtan.          B. Ả-rập Xê-út.                 C. Ba-ranh.                D. Ca-ta.
Giải thích: Ca-dắc-xtan là quốc gia thuộc khu vực Trung Á
Câu 23. Quốc gia ở Tây Nam Á có sản lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất thế giới là
A. Iran.                          B. Irắc.                              C. Côoét.                  D. Arập Xêút 
Giải thích: Ả-rập-Xê-út có trữ lượng dầu vào khoảng 263 tỉ thùng, lớn nhất Tây Nam Á
Câu 24. Điểm khác biệt về kinh tế - xã hội giữa các nước Trung Á và Tây Nam Á là
A. chịu ảnh hưởng của Hồi giáo.                  B. có vị trí địa chiến lược quan trọng
C. nguồn dầu mỏ phong phú.                          D. có khả năng phát triển ngành nông nghiệp.

Giải thích: Khu vực Tây Nam Á và Trung Á đều chịu ảnh hưởng sâu rộng của Hồi giáo:

- Ở Tây Nam Á, Đạo Hồi có ảnh hưởng sâu rộng, hiện nay bị chia rẽ bởi nhiều giáo phái khác nhau. Những phần tử cực đoan của các tôn giáo, giáo phái gây ra sự mất ổn định trong khu vực.

- Khu vực Trung Á có tỉ lệ dân theo đạo Hồi cao (trừ Mông Cổ).

Câu 25. Cuộc xung đột dai dẳng, khó giải quyết nhất từ trước tới nay ở Tây Nam Á là giữa
A. Iran và Irắc.                 B. Irắc và Côoét.            C. Ixraen và Palextin.         D. Ixraen và Libăng
Giải thích: Cuộc xung đột giữa người Do Thái và người Palestine được coi là dai dẳng nhất và dễ bùng phát nhất thế giới, bắt nguồn từ sự tranh chấp dải đất nằm giữa bờ Đông Địa Trung Hải và sông Jordan. Nguồn gốc sâu xa của cuộc xung đột bắt nguồn từ mâu thuẫn sắc tộc giữa người Do Thái và người Ả Rập ở Lãnh thổ Ủy trị Palestine. Đây được được gọi là "cuộc xung đột phức tạp nhất thế giới". 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm