Câu 1:Vào mùa đông nhất là những ngày hanh khô,khi cởi áo len ta thường thấy những tiếng nổ lép bép nhỏ.Vào ban đêm khi cởi áo ta còn thấy sự phóng các tia lửa điên.Hãy giải thích? Câu2:Một quả cầu nhẹ treo bằng sợi chỉ tơ bị một chiếc đũa hút.Một bạn khẳng định chắc chắn rằng chiếc đũa đã bị nhiễm điệm từ trước.Em hãy nêu nhận xét về điều khẳng định của bạn.Nếu như quả cầu bị đẩy ra xa chiếc đũa thì em có kết luận gì? Câu3:Khi cọ xát thanh đồng,hoặc thanh sắt vào một miếng len rồi đưa lại gần các mẩu giấy vụn thì ta thấy các mẩu giấy vụn không bị hút.Như vậy có thể kết luận rằng kim loại không bị nhiễm điện do cọ xát hay không?Vì sao?
2 câu trả lời
Giải thích các bước giải:
Câu 1:
Do có sự cọ xát giữa áo len và không khí làm cho áo len bị nhiễm điện. Vì vậy khi cởi áp len tạo ra sự phóng điện tia lửa điện giữa các lớp áo, làm không khí nóng lên, giãn nở tạo những tiếp nổ nhỏ lép bép
Câu 2:
Điều khẳng định của bạn chưa đúng vì chính quả cầu có thể bị nhiễm điện.
Nếu quả cầu bị đẩy ra xa thì hai vật nhiễm điện cùng dấu
Câu 3:
Không thể kết luận như vậy vì kim loại khi cọ xát đều nhiễm điện nhưng do kim loại dẫn điện tốt nên dòng điện đi qua cơ thể người và đi xuống đất nên ta không bị nhiễm điện
Câu 1: Vào những ngày thời tiết khô ráo hay những hanh khô, mặc áo len và cử động sẽ có sự cọ xát giữa không khí và áo len nên đã làm cho các loại áo này bị nhiễm điện. Vì vậy khi cởi áo tạo ra sự phóng điện tia lửa điện giữa các lớp áo, làm không khí nóng lên, giãn nở nên phát ra tiếng kêu nhỏ và chớp sáng.
Câu 3: Do khi cọ xát xong, 2 thanh kim loại sẽ nhiễm điện, nhưng vì kim loại dẫn điện rất tốt nên sự nhiễm điện sẽ truyền đến tay ta làm cho 2 thanh không thể hút các mẩu giấy. Vậy nên không thể kết luận kim loại không bị nhiễm điện do cọ xát
Câu 2:
khẳng định này chưa đứng vì chính quả cầu có thể bị nhiễm điện Nếu quả cầu bị đẩy ra xa thì hai vật nhiễm điện cùng dấu