Câu 1:Bệnh kiết lỵ có tác hại như thế nào đối với sức khỏe con người Câu 2: Vì sao bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi? Câu 3: Ý nghĩa của tế bào gai đối với đời sống của thủy tức? Câu 4:cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào? Câu 5: Nêu tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người? Tại sao y học lại khuyến cáo mỗi người trong năm nên tẩy giun từ một đến hai lần? Câu 6:lợi ích của giun đất đối với đất trồng như thế nào? Câu 7: Vai trò thực tiễn của giun đót gặp ở địa phương em? Câu 8: Tìm hiểu về một số động vật: trùng roi xanh, trùng kiết lị, thủy tức, san hô, sứa, sán lá gan, giun đũa, giun đất.

2 câu trả lời

Đáp án:

 1. Tác hại của bệnh kiết lị đối với sức khỏe con người : làm cho người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiếm đến tính mạng nếu không chữa trị kịp thời.

2.Vì địa hình của các địa phương miền núi tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi Anophen phát triển( Cây cối rậm rạp, có nhiều vũng nước đọng).Đồng bào miền núi chưa có hình thành thói quen mắc màn khi đi ngủ, một số nơi điều kiện sống còn khó khăn, vấn đề môi trường không được đảm bảo. 

3.Tế bào gai có ý nghĩa quan trọng trong đời sống thủy tức, chúng có chức năng : tự vệ, tấn công.

4.Sứa di chuyên bằng dù, khi dù phồng lên, nước biền được hút vào.

Khi đầy nước, dù cụp lại nước biển thoát mạnh ra phía sau, gây ra phàn lực đây sứa tiến nhanh về phía trước.

Như vậy, sứa di chuyển bằng tạo ra phản !ực, thức ăn cũng theo dòng nước vào lỗ miệng.

5. Giun đũa gây hại cho sức khỏe con người: Ăn thức ăn trong dạ dày, gây tắc ruột, tắc ống mật và còn tiết ra độc tố gây hại cho cơ thể người và có thể lây lan cho người khác.

   Y học khuyên ta mỗi người trong một năm nên tẩy giun từ 1-2 lần vì cơ thể người rất dễ bị giun kí sinh nên phải tẩy giun thường xuyên để diệt trừ giun đũa cũng như một số loại giun khác.

6.- Tăng năng xuất cây trồng

 - Làm đất tơi xốp

 - Tăng độ phì nhiêu của đất

 - Làm đất mềm, thoáng - có tác dụng cải tạo đất.

7.- Cày xới đất giúp đất tơi xốp, vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên.

 - Là thức ăn tốt cho các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng)

 - Một số loài giun đốt biển (giun nhiều tơ, rọm, sá sùng...) là thức ăn cho một số động vật nước như cá.

 - Giun đỏ là thức ăn của cá cảnh.

  

Giải thích các bước giải:

 

Câu 1:Bênh kiệt lỵ dẫn đến thiếu máu , suy nhược cơ thể.
Câu 2
Bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi vì ở đây có nhiều khu vực thuận lợi cho quá trình sống của muỗi anôphen mang mầm bệnh (trùng sốt rét) như: có nhiều vùng lầy, nhiều cây cối rậm rạp,....
Câu 3
Tế bào gai có vai trò tự vệ, tấn công và bắt mồi. khi bị kích thích, sợi gai có chất độc phóng vào con mồi. Đây cũng là đặc điếm chung cua tất cả cấc đại diện khác ở ruột khoang.
Câu 4

-Sứa di chuyên bằng dù, khi dù phồng lên, nước biền được hút vào.

-Khi đầy nước, dù cụp lại nước biển thoát mạnh ra phía sau, gây ra phàn lực đây sứa tiến nhanh về phía trước.

-Như vậy, sứa di chuyển bằng tạo ra phản !ực, thức ăn cũng theo dòng nước vào lỗ miệng
Câu 5
- Giun đũa gây hại cho sức khỏe con người: Ăn thức ăn trong dạ dày, gây tắc ruột, tắc ống mật và còn tiết ra độc tố gây hại cho cơ thể người và có thể lây lan cho người khác.
- Vì Giun đũa có một đoạn vòng đời ngoài cơ thể người mắc bệnh (cụ thể trứng giun sẽ theo phân ra ngoài và phát tán trong môi trường). Ở những vùng dân cư có môi trường vệ sinh không tốt lắm, người ta sẽ có thể mắc bệnh giun lại (tái mắc) sau khi đã tẩy giun. Do vậy người ta khuyên nên tẩy giun đũa ít nhất 1-2 lần trong năm. Ở những vùng bị nhiễm nặng có thể khoảng 3 tháng, người ta tẩy một lần
Câu 6

- Khi đào hang và di chuyển, giun đất đã làm cho đất tơi, xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn, giúp rễ cây nhận được nhiều ôxi hơn để hô hấp.

- Phân giun đất có tác dụng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối canxi và kali dễ tiêu cho đất. Chúng góp phần chuyển từ mồi trường chất chua hoặc kiềm về môi trường trung tính thích hợp cho cây. Chúng đấy mạnh hoạt động của vi sinh vật có ích cho đất. Các hoạt động trên của vi sinh vật góp phần làm tăng năng suất cây trồng

Câu 7

- Giun đất cày xới đất làm cho đất tơi xốp, có vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên. Chúng còn là thức ăn tốt cho các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).
- Một số loài giun đốt biển (giun nhiều tơ, rọm, sá sùng...) là thức ăn cho một số động vật nước như cá.
- Giun đỏ là thức ăn của cá cảnh.
- Tuy nhiên, có một số loài như đỉa, vắt là vật kí sinh gây hại cho động vật.
Câu 8 Không hiểu cho lắm 



Câu hỏi trong lớp Xem thêm