Câu 16: Loài động vật nào có hình thức sinh sản tiếp hợp? A. Trùng biến hình B. Trùng roi C. Trùng giày D. Thủy tức Câu 17: Động vật nào dưới đây có tập tính chăn nuôi động vật khác? A. Kiến đen. B. Ve sầu. C. Ong mật. D. Bọ ngựa. Câu 18: Nhóm nào sau đây là đại diện của lớp giáp xác: A. Mọt ẩm, cua nhện, nhện, chân kiếm. B. Mọt ẩm, ba khía, cua hoàng đế, cua nhện. C. Mọt ẩm, gián, bọ cạp, con ve bò. D. Mọt ẩm, mọt hại gỗ, sun, chân kiếm. Câu 19: Ở cá chép, loại vây nào có vai trò rẽ phải, trái, lên, xuống và giữ thăng bằng ? A. Vây đuôi và vây hậu môn. B. Vây ngực và vây lưng. C. Vây ngực và vây bụng. D. Vây lưng và vây hậu môn. Câu 20: Ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng của trai sông bám vào da và mang cá là: A. Giúp bảo vệ ấu trùng không bị động vật khác ăn . B. Giúp ấu trùng phát tán nòi giống. C. Giúp ấu trùng tận dụng được nguồn dinh dưỡng trên da và mang cá. D. Cả 3 phương án trên đều đúng. Câu 21: Loài cá thích nghi với đời sống ở tầng nước mặt A. Cá chép, cá vện B. Cá nhám, cá trích C. Cá nhám, cá đuối D. Cá chép, cá trích Câu 22. Đặc điểm nào dưới đây giúp màng mắt của cá chép không bị khô ? A. Thân thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân. B. Vẩy có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhầy. C. Vây cá có tia vây được căng bởi da mỏng. D. Mắt không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước. Câu 23: tác hại của giun rễ lúa: A . Gây bệnh vàng lụi B . Gây ngứa C . Gây xanh xao, vàng vọt D . Gây đau bụng Câu 24: Giun chỉ gây bệnh gì? A . Gây bệnh vàng lụi B . Gây ngứa C . Gây bệnh tay voi, chân voi, vú voi. D . Gây đau bụng Câu 25: Phát biểu nào sau đây về muỗi vằn là đúng? A. Chỉ muỗi đực mới hút máu. B. Muỗi đực và muỗi cái đều hút máu. C. Chỉ muỗi cái mới hút máu. D. Muỗi đực và muỗi cái đều không hút máu. Câu 26: Nhóm sâu bọ nào dưới đây sống ở môi trường nước? A. Bọ vẽ. B. Bọ gậy, ấu trùng chuồn chuồn. C. Bọ vẽ, bọ gậy. D. Bọ vẽ, bọ gậy, ấu trùng chuồn chuồn. Câu 27: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những chân khớp có tập tính dự trữ thức ăn? A. Tôm sông, nhện, ve sầu. B. Kiến, nhện, tôm ở nhờ. C. Kiến, ong mật, nhện. D. Ong mật, tôm sông, tôm ở nhờ. Câu 28: Loài sâu bọ nào dưới đây có lối sống xã hội? A. Kiến B. Ong C. Mối D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 29: Trong ngành Chân khớp lớp nào có giá trị lớn về mặt thực phẩm cho con người? A. Lớp Bọ cạp. B. Lớp Giáp xác. C. Lớp Hình nhện. D. Lớp Sâu bọ. Câu 30: Giun đũa sống kí sinh ở: A. Ruột già. B. Ruột non người. C. Máu người. D. Mạch bạch huyết.

2 câu trả lời

Đáp án:

Câu 16: Loài động vật nào có hình thức sinh sản tiếp hợp?

C. Trùng giày

Trong các loài động vật nguyên sinh trên, trùng giày có hình thức sinh sản tiếp hợp. Ngoài hình thức sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều ngang, trùng giày còn có hình thức sinh sản hữu tính gọi là sinh sản tiếp hợp.

Câu 17: Động vật nào dưới đây có tập tính chăn nuôi động vật khác?

A. Kiến đen.

⇒ Động vật có tập tính chăn nuôi động vật khác là kiến đen

Câu 18: Nhóm nào sau đây là đại diện của lớp giáp xác:

A. Mọt ẩm, cua nhện, nhện, chân kiếm.

B. Mọt ẩm, ba khía, cua hoàng đế, cua nhện.

C. Mọt ẩm, gián, bọ cạp, con ve bò.

D. Mọt ẩm, mọt hại gỗ, sun, chân kiếm.

Câu 19: Ở cá chép, loại vây nào có vai trò rẽ phải, trái, lên, xuống và giữ thăng bằng ?

C. Vây ngực và vây bụng.

⇒ Ở cá chép, loại vây có vai trò rẽ phải, trái, lên, xuống và giữ thăng bằng: Vây ngực và vây bụng.

Câu 20: Ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng của trai sông bám vào da và mang cá là:

C. Giúp ấu trùng tận dụng được nguồn dinh dưỡng trên da và mang cá.

⇒ Ở giai đoạn trưởng thành, trai ít di chuyển. Vì vậy khi bám vào da và mang cá ấu trùng có thể đi được xa. Đây là một hình thức thích nghi phát tán nòi giống.

Câu 21: Loài cá thích nghi với đời sống ở tầng nước mặt

B. Cá nhám, cá trích

⇒ Loài cá thích nghi với đời sống ở tầng nước mặt: Cá nhám, cá trích

Câu 22. Đặc điểm nào dưới đây giúp màng mắt của cá chép không bị khô ?

D. Mắt không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước.

Mắt không có mi, màng mắt cá tiếp xúc với môi trường nước → màng mắt không bị khô

Câu 23: tác hại của giun rễ lúa:

A . Gây bệnh vàng lụi

⇒ Giun rễ lúa: Gây bệnh vàng lụi ở lúa.

Câu 24: Giun chỉ gây bệnh gì?

C . Gây bệnh tay voi, chân voi, vú voi.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây về muỗi vằn là đúng?

C. Chỉ muỗi cái mới hút máu.

Muỗi vằn là động vật phân tính, muỗi đực muỗi cái phân biệt. Chỉ muỗi cái mới hút máu, muỗi đực hút nhựa cây.

Câu 26: Nhóm sâu bọ nào dưới đây sống ở môi trường nước?

D. Bọ vẽ, bọ gậy, ấu trùng chuồn chuồn.

⇒ Nhóm gồm toàn những sâu bọ sống ở môi trường nước là: bọ vẽ, ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy

Câu 27: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những chân khớp có tập tính dự trữ thức ăn?

D. Ong mật, tôm sông, tôm ở nhờ.

⇒ Các loài này thường đi tìm thức ăn mang về dự trữ trong tổ.

Câu 28: Loài sâu bọ nào dưới đây có lối sống xã hội?

D. Cả A, B, C đều đúng.

⇒ Có rất nhiều loài sâu bọ có lối sống xã hội như: kiến, ong, mối…

Câu 29: Trong ngành Chân khớp lớp nào có giá trị lớn về mặt thực phẩm cho con người?

B. Lớp Giáp xác.

⇒ Với số lượng loài lớn, mỗi loài lại thường sinh ra số lượng cá thể rất lớn nên chân khớp có vai trò thực tiễn to lớn.

Câu 30: Giun đũa sống kí sinh ở:

B. Ruột non người.

Giun đũa sống kí sinh ở ruột non của cơ thể người

Giải thích các bước giải:

 #hoidap247

@vy

cho mình xin hay nhất nha

16C

17A

18A

19C

20D

21B

22D

23A

24C

25C

26D

27C

28D

29B

30B

Câu hỏi trong lớp Xem thêm