Câu 16. Khi gặp kẻ thù, mực thường có hành động như thế nào? A. Vùi mình sâu vào trong cát. B. Phun mực, nhuộm đen môi trường nhằm che mắt kẻ thù để chạy trốn. C. Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thủ. D. Thu nhỏ và khép chặt vỏ. Câu 17. Ốc sên tự vệ bằng cách nào? A. Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thù. B. Tấn công đối phương bằng tua đầu và tua miệng. C. Co rụt cơ thể vào trong vỏ. D. Thu nhỏ và khép chặt vỏ. Câu 18. Hóa thạch của một số vỏ ốc, vỏ sò có ý nghĩa thực tiễn như thế nào? A. Làm đồ trang sức. B. Có giá trị về mặt địa chất. C. Làm sạch môi trường nước. D. Làm thực phẩm cho con người. Câu 19. Vỏ của một số thân mềm có ý nghĩa thực tiễn như thế nào? A. Có giá trị về xuất khẩu. B. Làm sạch môi trường nước. C. Làm thực phẩm. D. Dùng làm đồ trang trí. Câu 20. Mai của mực thực chất là A. Khoang áo phát triển thành. B. Tấm miệng phát triển thành. C. Vỏ đá vôi tiêu giảm. D. Tấm mang tiêu giảm. Câu 21. Vỏ tôm được cấu tạo bằng A. Kitin. B. Xenlulôzơ. C. Cuticun. D. Collagen. Câu 22. Động vật nào dưới đây không sống ở môi trường nước? A. Rận nước. B. Cua nhện. C. Mọt ẩm. D. Tôm hùm. Câu 23. Nhện nhà có bao nhiêu đôi chân bò ? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 24. Châu chấu non có hình thái bên ngoài như thế nào? A. Giống châu chấu trưởng thành, chưa đủ cánh. B. Giống châu chấu trưởng thành, đủ cánh. C. Khác châu chấu trưởng thành, chưa đủ cánh. D. Khác châu chấu trưởng thành, đủ cánh. Câu 25. Động vật nào dưới đây ở giai đoạn trưởng thành giúp thụ phấn cho hoa, nhưng trong giai đoạn sâu non lại gây hại cây trồng? A. Bướm. B. Ong mật. C. Nhện đỏ. D. Bọ cạp. Câu 26: Đặc điểm nào dưới đây không phổ biến ở các loài động vật nguyên sinh? A. Kích thước hiển vi. B. Di chuyển bằng chân giả, lông hoặc roi bơi. C. Sinh sản hữu tính. D. Cơ thể có cấu tạo từ một tế bào. Câu 27. Đặc điểm nào dưới đây có ở sứa? A. Miệng ở phía dưới. B. Di chuyển bằng tua miệng. C. Cơ thể dẹp hình lá. D. Không có tế bào tự vệ. Câu 28. Đặc điểm nào dưới đây không có ở hải quỳ? A. Kiểu ruột hình túi. B. Cơ thể đối xứng toả tròn. C. Sống thành tập đoàn. D. Thích nghi với lối sống bám. Câu 29. Vì sao khi ta mài mặt ngoài vỏ trai lại ngửi thấy mùi khét? A. Vì lớp vỏ ngoài chứa nhiều chất khoáng. B. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng tinh bột. C. Vì phía ngoài vỏ trai là lớp sừng. D. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng chất xơ. Câu 30: Cơ thể của nhện được chia thành A. 3 phần là phần đầu, phần ngực và phần bụng. B. 2 phần là phần đầu và phần bụng. C. 3 phần là phần đầu, phần bụng và phần đuôi. D. 2 phần là phần đầu – ngực và phần bụng.
2 câu trả lời
Đáp án:
16B
Khi gặp kẻ thù mực phun hỏa mù (mực của nó) để thoát thân mà không bị phát hiện
17C
Khi cảm thấy bị đe dọa, ốc sên sẽ co rụt cơ thể vào trong vỏ
18B
Khi nghiên cứu địa chất, hóa thạch của một số vỏ ốc, vỏ sò,... có giá trị về mặt địa chất
19D
Vỏ của một số loài thân mềm được dùng để làm đồ trang trí
20C
Mai của mực thực chất là vỏ đá vô tiêu giảm
21A
Vỏ tôm được cấu tạo bằng Kitin
22C
Một ẩm không sống ở môi trường nước
23D
Nhện nhà có 4 đôi chân bò
24A
Châu chấu non nhìn giống châu chấu trưởng thành nhưng chưa đủ cánh
25A
Bướm khi trưởng thành giúp thụ phấn cho hoa, khi còn là sâu non thì lại gây hại cho cây trồng
26C
Động vật nguyên sinh không thường sinh sản hữu tính
27A
Sứa có miệng ở phía dưới
28C
Hải quỳ không sống thành tập đoàn
29C
Vì lớp ngoài vỏ trai là bằng lớp sừng nên khi mài mới có mùi khét
30D
Cơ thể của nhện được chia làm 2 phần: phần đầu-ngực và phần bụng
Đáp án:
Câu 16. Khi gặp kẻ thù, mực thường có hành động như thế nào?
A. Vùi mình sâu vào trong cát.
B. Phun mực, nhuộm đen môi trường nhằm che mắt kẻ thù để chạy trốn.
C. Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thủ.
D. Thu nhỏ và khép chặt vỏ.
Câu 17. Ốc sên tự vệ bằng cách nào?
A. Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thù.
B. Tấn công đối phương bằng tua đầu và tua miệng.
C. Co rụt cơ thể vào trong vỏ.
D. Thu nhỏ và khép chặt vỏ.
Câu 18. Hóa thạch của một số vỏ ốc, vỏ sò có ý nghĩa thực tiễn như thế nào?
A. Làm đồ trang sức.
B. Có giá trị về mặt địa chất.
C. Làm sạch môi trường nước.
D. Làm thực phẩm cho con người.
Vỏ của một số thân mềm có ý nghĩa thực tiễn như thế nào?
A. Có giá trị về xuất khẩu.
B. Làm sạch môi trường nước.
C. Làm thực phẩm.
D. Dùng làm đồ trang trí.
Câu 20. Mai của mực thực chất là
A. Khoang áo phát triển thành.
B. Tấm miệng phát triển thành.
C. Vỏ đá vôi tiêu giảm.
D. Tấm mang tiêu giảm.
Câu 21. Vỏ tôm được cấu tạo bằng
A. Kitin. B. Xenlulôzơ. C. Cuticun. D. Collagen.
Câu 22. Động vật nào dưới đây không sống ở môi trường nước?
A. Rận nước. B. Cua nhện. C. Mọt ẩm. D. Tôm hùm.
Câu 23. Nhện nhà có bao nhiêu đôi chân bò ?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24. Châu chấu non có hình thái bên ngoài như thế nào?
A. Giống châu chấu trưởng thành, chưa đủ cánh.
B. Giống châu chấu trưởng thành, đủ cánh.
C. Khác châu chấu trưởng thành, chưa đủ cánh.
D. Khác châu chấu trưởng thành, đủ cánh.
Câu 25. Động vật nào dưới đây ở giai đoạn trưởng thành giúp thụ phấn cho hoa, nhưng trong giai đoạn sâu non lại gây hại cây trồng?
A. Bướm. B. Ong mật. C. Nhện đỏ. D. Bọ cạp.
Câu 26: Đặc điểm nào dưới đây không phổ biến ở các loài động vật nguyên sinh?
A. Kích thước hiển vi.
B. Di chuyển bằng chân giả, lông hoặc roi bơi.
C. Sinh sản hữu tính.
D. Cơ thể có cấu tạo từ một tế bào
Câu 27. Đặc điểm nào dưới đây có ở sứa?
A. Miệng ở phía dưới.
B. Di chuyển bằng tua miệng.
C. Cơ thể dẹp hình lá.
D. Không có tế bào tự vệ.
Câu 28. Đặc điểm nào dưới đây không có ở hải quỳ?
A. Kiểu ruột hình túi.
B. Cơ thể đối xứng toả tròn.
C. Sống thành tập đoàn.
D. Thích nghi với lối sống bám.
Câu 29. Vì sao khi ta mài mặt ngoài vỏ trai lại ngửi thấy mùi khét?
A. Vì lớp vỏ ngoài chứa nhiều chất khoáng.
B. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng tinh bột.
C. Vì phía ngoài vỏ trai là lớp sừng.
D. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng
Câu 30: Cơ thể của nhện được chia thành
A. 3 phần là phần đầu, phần ngực và phần bụng.
B. 2 phần là phần đầu và phần bụng.
C. 3 phần là phần đầu, phần bụng và phần đuôi.
D. 2 phần là phần đầu – ngực và phần bụng
Chúc bạn học tốt
Nhớ vote mình 5*