Câu `14`. Vai trò của thân mềm Câu `15`. Đặc điểm cấu tạo ngoài của 1 đại diện ngành chân khớp ( giáp xác, hình nhện, sâu bọ) Câu `16`. Giải thích hiện tượng thực tế liên quan đến sâu bọ. Câu `17`. Vai trò của ngành chân khớp
2 câu trả lời
Đáp án+Giải thích các bước giải:
Câu 14: Vai trò của thân mềm:
- Làm thức ăn cho người như: mực, ngao, sò, ốc, hến…
- Làm thức ăn cho động vật khác như: ốc, ấu trùng của thân mềm.
- Làm sạch môi trường như: trai, vẹm, hàu. ...
- Có giá trị về mặt địa chất như: hóa thạch các loài ốc, vỏ sò.
Câu 15: Đặc điểm cấu tạo ngoài của 1 đại diện ngành chân khớp ( giáp xác, hình nhện, sâu bọ):
– Cơ thể đối xứng 2 bên và phân đốt : Các đốt hợp thành 3 phần cơ thể là đầu, ngực và bụng.
– Mỗi đốt cơ thể mang một đôi chi phân đốt: các đốt của chi khớp động với nhau.
– Cơ thể được lớp vỏ kitin vững chắc phủ ngoài, tại chỗ khớp giữa các đốt thì vỏ kitin mỏng hơn, để dễ dàng cho các cử động.
Câu 16: Giải thích hiện tượng thực tế liên quan đến sâu bọ: VD: Vai trò tiêu diệt sâu hại của lưỡng cư không đuôi và của chim
⇒ Lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động diệt sâu bọ của chim về ban ngày là vì : Lưỡng cư không đuôi (có số loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư) đi kiếm ăn về ban đêm, tiêu diệt được một số lượng lớn sâu bọ.
Câu 17: Vai trò của ngành chân khớp:
* Có lợi:
- Làm thực phẩm như: tôm, cua, ...
- Thụ phấn cho cây trồng như: ong, bướm, ...
- Bắt sâu bọ có hại như: nhện, bọ cạp, ...
- Nguyên liệu làm mắm như: tôm, tép, ....
- Xuất khẩu như: tôm hùm, tôm sú, ...
* Có hại:
- Làm hại cây trồng như: nhện đỏ, ...
- Làm hại đồ gỗ trong nhà như: mối, ...
- Có hại cho giao thông đường thủy như: con sun, ...
- Truyền nhiều bệnh nguy hiểm như: ruồi, muỗi, ...
Chúc bạn học tot ^3^
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Câu 14:
Vai trò của thân mềm
*Lợi ích
Hầu như tất cả các loài thân mềm đều có lợi
- Làm thức ăn cho người: mực, ngao, sò…
- Làm thức ăn cho động vật khác: ốc, ấu trùng của thân mềm
- Làm đồ trang trí: ngọc trai
- Làm sạch môi trường: trai, vẹm, hàu
- Có giá trị xuất khẩu: bào ngư, sò huyết
- Có giá trị về mặt địa chất: hóa thạch các loài ốc, vỏ sò
* Tác hại
Tuy nhiên cũng có một số thân mềm có hại đáng kể
- Có hại cho cây trồng: ốc bươu vàng
- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán: ốc đĩa, ốc tai, ốc mút
Câu 15:
+ Lớp giáp xác :
Cơ thể đối xứng 2 bên và phân đốt : Các đốt hợp thành 3 phần cơ thể là đầu, ngực và bụng.
- Mỗi đốt cơ thể mang một đôi chi phân đốt: các đốt của chi khớp động với nhau.
- Cơ thể được lớp vỏ kitin vững chắc phủ ngoài, tại chỗ khớp giữa các đốt thì vỏ kitin mỏng hơn, để dễ dàng cho các cử động.
+ Lớp Hình Nhện :
- Cơ thể hình nhện thường chia 2 phần : đầu - ngực và bụng. Phần đầu - ngực đã dính liền (không còn rõ ranh giới). Nếu ở bọ cạp, phần bụng còn rõ phân đốt thì ở nhện sự phân đốt ở phần bụng không còn. Ớ ve và bét, ngay ranh giới giữa đầu - ngực và bụng cũng không rõ.
+ lớp Sâu bọ :
Đa số chúng ở cạn, ít loài ở nước. Hầu hết chúng có khả năng bay trên không Sâu bọ có các đặc điểm sau :
Cơ thể sâu bọ chia làm 3 phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng.
- Phần đầu :
4-1 đôi râu, mắt kép, mắt đơn và cơ quan miệng.
- Râu là cơ quan xúc giác và khứu giác.
- Cơ quan miệng dùng để bắt, giữ và chế biến thức ăn.
- Phần ngực gồm 3 đốt:
+ Mỗi đốt mang 1 đôi chân, có cấu tạo thích nghi với lối sống và cách di chuyển của chúng.
- Đốt số 2 và 3 ở đa số sâu bọ mang 2 đôi cánh. Cánh cho phép sâu bọ bay và lượn trên không.
- Phần bụng : Có số đốt thay đổi tuỳ loài, các đốt thiếu phần phụ, có các lỗ thở, hệ thống ống khí, cơ quan tiêu hoá và sinh dục.
Câu 16: Mình ko nhớ nữa, mong bạn thông cảm