Câu 14: a/ Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người? b/ Tại sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều? Câu 15: a/ Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện? b/ Tại sao ở một số loài chân khớp trong quá trình lớn lên phải qua lột xác nhiều lần? Câu 16: a/ Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm? b/ Tại sao ở nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, giải thích? Câu 17: a/ Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu ? b/ Tại sao châu chấu non phải lột xác nhiều lần để trở thành con trưởng thành? Câu 18: Nêu vai trò thực tiễn của ngành giun đốt. Tại sao nói “Giun đất là bạn của nhà nông”? Câu 19: Tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa? Cần làm gì để phòng chống bệnh giun đũa ở trẻ em?

2 câu trả lời

Giải thích các bước giải:

câu 14 a,sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người?

Chúng có cơ quan giác bám tăng cường (có 4 giác bám, một số có thêm móc bám).

Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng có sẵn có ruột người qua thành cơ thể, nên rất hiệu quả.

Mỗi đốt có một cơ quan sinh sản lưỡng tính.

,b/ Tại sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?

Trâu, bò nước ta thường mắc bệnh sán lá gan nhiều vì:
- Trong nước có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.
- Trâu bò thường uống nước có nhiều kén sán lá gan.
- Trâu bò gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên có nhiều ấu trùng sán lá gan.
- Trong cây cỏ thuỷ sinh có nhiều kén sán

câu 15:a,Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện?

- Cơ thể gồm 2 phần:
+ Đầu ngực:
Đôi kìm có tuyến độc→ bắt mồi và tự vệ
Đôi chân xúc giác phủ đầy lông→Cảm giác về
khứu giác
4 đôi chân bò→ Di chuyển chăng lưới
+ Bụng:
Đôi khe thở→ hô hấp
Một lỗ sinh dục→ sinh sản
Các núm tuyến tơ→ Sinh ra tơ nhện

b,Tại sao ở một số loài chân khớp trong quá trình lớn lên phải qua lột xác nhiều lần?

Vì cơ thể của động vật ngành chân khớp có lớp vỏ ki tin rắn chắc, có tính co dãn và đàn hồi kém vì vậy nếu muốn lớn lên thì phải lột lớp vỏ cũ đi để tránh gây tổn thương cho cơ thể.

Câu 16: a/ Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm?

Đặc điểm chung thân mềm:

- Thân mềm không phân đốt, có vỏ đá vôi. Có khoang áo phát triển. Hệ tiêu hoá phân hoá. Cơ quan di chuyển thường đơn giản. Riêng mực, bạch tuột thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.

b/ Tại sao ở nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, giải thích?

Khi nuôi cá mà không thả trai, nhưng trong ao vẫn có trai là vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Vào ao cá, ấu trùng trai phát triển bình thường.

Câu 17: a/ Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu ?

Đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu là :

-Cơ thể chia làm 3 phần : đầu , ngực , bụng.

+Đầu : có 1 đôi râu , mắt kép , cơ quan miệng.

+Ngực : có 3 đôi chân , 2 đôi cánh,

+Bụng : gồm nhiều đốt , mỗi đốt có 1 lỗ khí.

b/ Tại sao châu chấu non phải lột xác nhiều lần để trở thành con trưởng thành?

Phải lột xác nhiểu lần vì chúng có lớp vỏ kitin cứng bọc bên ngoài cơ thể, vỏ cũ phải bong ra để hình thành vỏ mới. Trong thời gian đợi vỏ mới cứng thì châu chấu non lớn lên một cách nhanh chóng.

câu 18: Nêu vai trò thực tiễn của ngành giun đốt. Tại sao nói “Giun đất là bạn của nhà nông”?

vai trò thực tiễn:Giun đất cày xới đất làm cho đất tơi xốp, có vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên. Chúng còn là thức ăn tốt cho các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).

Một số loài giun đốt biển (giun nhiều tơ, rọm, sá sùng...) là thức ăn cho một số động vật nước như cá.Giun đỏ là thức ăn của cá cảnh.

Tuy nhiên, có một số loài như đỉa, vắt là vật kí sinh gây hại cho động vật.

b,

Nói giun đất là bạn của nhà nông vì :

+ Giun đất trong quá trình đào hang đã làm cho đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất, tiết chất nhầy làm mềm đất.Không những thế, phân giun đất có cấu trúc hạt tròn làm đất tăng độ tơi xốp và thoáng khí.

+ Ngoài tác dụng cải tạo đất, giun đất còn là thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao cho nhiều loại vật nuôi của nhà nông như : gà, vịt, cá,..Hiện nay, có nhiều nhà nông đã cải thiện kinh tế bằng cách nuôi giun đất (thương phẩm cung cấp cho các trang trại chăn nuôi)

Câu 19: Tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa? Cần làm gì để phòng chống bệnh giun đũa ở trẻ em?

Vì trẻ em thường có thói quen nghich bẩn rồi lại cho tây lên mồm mút nên giun đũa chui vào cơ thể trẻ em

Những biện pháp tránh giun đũa là:

+ Giữ vệ sinh môi trường

+ Bắt trẻ em bỏ thói quen nghịch bẩn, cho tay lên mồm mút

+Ăn chín uống chín

+ Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ

câu 14

a, sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người?

Chúng có cơ quan giác bám tăng cường (có 4 giác bám, một số có thêm móc bám).

Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng có sẵn có ruột người qua thành cơ thể, nên rất hiệu quả.

Mỗi đốt có một cơ quan sinh sản lưỡng tính.

b/ Tại sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?

Trâu, bò nước ta thường mắc bệnh sán lá gan nhiều vì:
- Trong nước có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.
- Trâu bò thường uống nước có nhiều kén sán lá gan.
- Trâu bò gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên có nhiều ấu trùng sán lá gan.
- Trong cây cỏ thuỷ sinh có nhiều kén sán

-----------------

XIN HAY NHẤT NHA

----------------

$\href{https://hoidap247.com/thong-tin-ca-nhan/1300388}{\color{yellow }{\text{#lughthauth gủai bạn}}}$