Câu `11`: Đưa ra được cách phòng khi tiếp xúc với 1số loài ruột khoang.? Câu `12`. Hình thức sinh sản của Trùng roi, trùng dày, trùng biến hình? Câu `13`. Phân tích đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống của 1 đại diện thân mềm
2 câu trả lời
Đáp án + Giải thích các bước giải:
11.
Để phòng khi tiếp xúc với 1số loài ruột khoang, chúng ta cần:
- Sử dụng: vợt, kéo nẹp, panh.
- Nếu dùng tay, phải mang găng cao su để tránh sự tác động của các tê bào gai độc, có thế gây ngứa hoặc làm bỏng da tay.
12.
Trùng roi: Sinh sản vô tính theo cách phân đôi cơ thể theo chiều dọc
Trùng giày: Ngoài hình thức sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang, trùng giày còn có hình thức sinh sản hữu tính gọi là sinh sản tiếp hợp.
Trùng biến hình: sinh sản vô tính theo hình thức phân đôi
13.
Đặc điểm chung của ngành thân mềm:
- thân mềm, cơ thể không phân đốt, có vỏ đá vôi,
- có khoang áo phát triển,
- hệ tiêu hóa phân hóa và
- cơ quan di chuyển thường đơn giản.
Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển nên có vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển.
Đáp án:
Câu 11 : Các cách phòng khi tiếp xúc với 1 số loài ruột khoang
-Sử dụng vợt, kéo nẹp, panh tránh tiếp xúc trực tiếp
-Nếu dùng tay, phải mang găng cao su.
Tránh sự tác động của các tế bào gai độc với cơ thể, có thế gây ngứa hoặc bỏng khi tiếp xúc.
Câu 12 : Hình thức sinh sản của :
- Trùng roi : Sinh sản vô tính theo cách phân đôi theo chiều dọc cơ thể: nhân phía sau cơ thể phân đôi trước, chất nguyên sinh và các bào quan lần lượt phân chia, cuối cùng cá thể phân đôi theo chiều dọc cơ thể tạo thành 2 trùng roi mới.
-Trùng dày : Trùng giày là động vật đơn bào đã có sự phân hóa thành các bộ phận như nhân lớn, nhân nhỏ, không bào co bóp. ... Ngoài hình thức sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều ngang, trùng giày còn có hình thức sinh sản hữu tính gọi là sinh sản tiếp hợp. Chúng phân đôi trung bình gần 1 lần mỗi ngày.
-Trùng biến hình : Trùng biến hình có hình thức sinh sản vô tính: Chúng sinh sản bằng cách phân đôi cơ thể theo mọi hướng khi gặp điều kiện thuận lợi (về thức ăn, nhiệt độ, …).
Câu 13 :
Đặc điểm cấu tạo của trai sông thích nghi với lối sống vùi lấp là:
- Có 2 mảnh nối với nhau nhờ bản lề.
- Cùng với cơ khép vỏ phát triển ⇒ vỏ đóng lại khi cần tự vệ.
Khoang áo phát triển : nơi có mang thở. Cơ chân : kém phát triển.
- Đồng thời đây cũng là môi trường trao đổi chất dinh dưỡng và chất khí.
- Phần đầu tiêu giảm, kéo theo tiêu giảm mắt và giác quan.
- Chỉ có tấm miệng duy trì, trên có lông rung động để hút nước.
CHÚC BẠN HỌC TỐT