Câu 1 : Viết đoạn nêu cảm nhận của mình qua văn bản đã học ( Làm mẹ tôi nha ) Câu 2: Tạo lập một văn bản biểu cảm

1 câu trả lời

`text[Câu 1:]`

Qua lời kể của người cha, người mẹ hiện lên qua với bao sự hi sinh vì đứa con của mình. Là những đêm thức trắng trông con ốm, người mẹ ấy sẵn sàng đánh đổi cả đời hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, hay có thể đi ăn xin để cứu lấy sinh mạng cho con. Tình cảm đó thật thiêng liêng, là tình yêu thương vô hạn mà không có thứ tình cảm nào trên đời có thể so sánh được. Người mẹ không quản ngại mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc đời để đổi lại được nhìn thấy con hạnh phúc, và sự trưởng thành.

`text[Câu 2: Mình làm bài bánh trôi nước nhé]`

Hồ xuân Hương là một trong những người phụ nữ Việt Nam ở thời phong kiến có các tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh, mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong những số đó.

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Mở đầu câu thơ bà miêu tả một chiếc bánh trôi nước trắng, tròn, nhân thì đỏ son, cách nấu bằng luộc trong nước, sống chìm chín nổi, chất lượng rất ngon ngọt, bằng cách sử dụng các nghệ thuật tu từ như so sánh, đảo ngữ,…Qua những hình ảnh trên ta thấy được sự đẹp đẽ và trong trắng của bánh trôi nước.

“Bảy nổi ba chìm với nước non”

Miêu tả một cuộc đời chìm nổi, gian khổ đầy sóng gió của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Những câu thơ đó nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. 
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
Ở đây, Hồ Xuân Hương đã sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình, để từ “rắn nát” lên đầu câu nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ Việt Nam thời đại phong kiến. Nhưng dù số phận có thế nào thì họ vẫn phải cam chịu, họ cũng sẽ không được phản kháng, chống cự. Đó  như là một đạo lý trong xã hội cũ nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Dù cuộc đời họ có gian khổ hay phải cam chịu, sự bất công luôn hiện hữu nhưng họ vẫn giữ được trong mình phẩm chất trong sạch, cao quý của người phụ nữ. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam.

“Bánh trôi nước” là một bài thơ sâu sắc của Hồ Xuân Hương. Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng nói lên sự cảm thông, và phản ánh về việc bình đẳng giới tính. Đây cũng chính là điều khiến thơ của bà sống mãi trong lòng người đọc.

$#Zyy_mood$

`text[Nhóm: Try Your Best]`