Câu 1. Vị trí kí sinh của trùng kiết lị trong cơ thể người là A. trong máu B. khoang miệng C. ở gan. D. ở thành ruột. Câu 2. Nhóm động vật nguyên sinh nào dưới đây có chân giả? A. trùng biến hình và trùng roi xanh. B. trùng roi xanh và trùng giày. C. trùng giày và trùng kiết lị. D. trùng biến hình và trùng kiết lị. Câu 3. Những đại diện thuộc ngành ruột khoang sống ở biển gồm? A. Sứa, Thuỷ tức, Hải quỳ B. Sứa, san hô, mực C. Hải quỳ,Thuỷ tức, Tôm D. Sứa, San hô, Hải quỳ Câu 4. Các đại diện của ngành Ruột khoang không có đặc điểm nào sau đây? A. Sống trong môi trường nước, đối xứng toả tròn. B. Có khả năng kết bào xác. C. Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp, ruột dạng túi. D. Có tế bào gai để tự vệ và tấn công. Câu 5. Động vật cho biết mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào? A. Trùng roi xanh B. Trùng biến hình C. Trùng kiết lỵ D. Tập đoàn vôn vốc Câu 6. Đặc điểm nào sau đây có ở vòng đời của sán lá gan? A. Thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng. B. Trứng, ấu trùng và kén có hình dạng giống nhau. C. Sán trưởng thành sẽ kết bào xác vào mùa đông. D. Ấu trùng sán có tỉ lệ trở thành sán trưởng thành cao. Câu 7. Phát biểu nào sau đây về sán dây là đúng? A. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên. B. Là động vật đơn tính. C. Cơ quan sinh dục kém phát triển. D. Phát triển không qua biến thái. Câu 8. Loài nào của ngành Ruột khoang gây ngứa và độc cho người? A.Thủy tức B. Sứa C. San hô D. Hải quỳ Câu 9. Trong các biện pháp sau, có bao nhiêu biện pháp được sử dụng để phòng ngừa giun sán cho người ? 1. Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội. 2. Sử dụng nước sạch để tắm rửa. 3. Mắc màn khi đi ngủ. 4. Không ăn thịt lợn gạo. 5. Rửa sạch rau trước khi chế biến. Số ý đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 10. Đặc điểm nào sau đây là của giun sán kí sinh? A. Thành cơ thể có 2 lớp tế bào B. Đẻ nhiều C. Có vỏ kitin D. Cơ thể chia 3 phần Câu 11. Cơ thể giun đũa trưởng thành dài A. 5 cm B. 15 cm C. 25 cm D. 35 cm Câu 12. Đặc điểm nào sau đây không có ở các đại diện của ngành Giun tròn? A. Sống trong đất ẩm, nước hoặc kí sinh trong cơ thể các động vật, thực vật và người. B. Cơ thể hình trụ, thuôn 2 đầu, bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức. C. Phân biệt đầu - đuôi, lưng - bụng. D. Cơ quan tiêu hoá bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn. Câu 13. Vì sao khi mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun? A. Vì giun đất chỉ sống được trong điều kiện độ ẩm đất thấp B. Vì nước ngập cơ thể nên chúng bị ngạt thở. C. Vì nước mưa gây sập lún các hang giun trong đất D. Vì nước mưa làm trôi lớp đất xung quanh giun. Câu 14. Vỏ trai vỏ ốc được cấu tạo bởi? A. Lớp đá vôi ở giữa B. Lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng C. Có lớp sừng bọc ngoài D. Cả 3 đều đúng Câu 15. Cơ quan trao đổi khí ở trai sông? A. Phổi B. Bề mặt cơ thể C. Mang D. Cả A, B và C Câu 16. Trai sông có vai trò trong việc? A. Làm sạch nước B. Tạo thức ăn cho các loài cá trong nước C. Kí sinh trên cá con làm chết cá D.Cả A và B Câu 17. Phát biểu nào sau đây về tôm sông là sai? A. Là động vật lưỡng tính B. Phần đầu và phần ngực gắn liền nhau C. Phát triển qua giai đoạn ấu trùng D. Vỏ được cấu tạo bằng kitin, có ngấm thêm canxi Câu 18. Ngành Thân mềm có số lượng loài là? A. khoảng 50 nghìn loài. B. khoảng 60 nghìn loài. C. khoảng 70 nghìn loài. D. khoảng 80 nghìn loài. Câu 19. Phát biểu nào sau đây về bạch tuộc là đúng? A. Có 8 tua dài, thích nghi với lối sống bơi lội tự do. B. Có 10 tua dài, thích nghi với lối sống di chuyển chậm chạp. C. Có khả năng nguỵ trang, tự vệ bằng cách vùi mình trong cát. D. Có tập tính đào lỗ để đẻ trứng. Câu 20. Ốc sên tự vệ bằng cách nào? A. Tiết chất độc tiêu diệt kẻ thù. B. Tấn công đối phương bằng tua đầu và tua miệng. C. Co rụt cơ thể vào trong vỏ. D. Thu nhỏ và khép chặt vỏ.

1 câu trả lời

Đáp án:

1.D

2.D

3.D

4.B

5.D

6.A

7.A

8.B

9.B

10.B

11.C

12.C

13.B

14.D

15.B

16.A

17.A

18.C

19.A

20.C

#nguyenphananhhao

->XIN HAY NHẤT Ạ<-

Câu hỏi trong lớp Xem thêm