Câu 1: Vai trò của điểm mắt ở trùng roi? Câu 2: Bào xác trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường ? Câu 3: Hình thức sinh sản chủ yếu của trùng roi xanh? Câu 4: Hình dạng của thủy tức? Câu 5: Đặc điểm của sứa? Câu 6: Đảo ngầm san hô gây tổn hại gì cho con người? Câu 7: Hình dạng của sán lông ? Câu 8: Vật chủ trung gian thường thấy của sán lá gan ? Câu 9: Loài sán nào dưới đây trên thân gồm hàng tăm đốt sán, mỗi đốt đều mang 1 cơ quan sinh dục lưỡng tính? Câu 10: Loài giun dẹp sống kí sinh trong máu người ? Câu 11: Giun đũa chui được qua ống mật nhờ? Câu 12: Thức ăn của giun đất? Câu 13: Khi mưa nhiều, giun đất thường chui lên mặt đất vì? Câu 14: Đại diện ngành Giun đốt. Câu 15: Vai trò của lớp cuticun đối với giun tròn. Câu 16: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành Ruột khoang. Câu 17: Những cách phòng bệnh giun đũa kí sinh ở người. Câu 18: Bệnh sốt rét. (nêu đầy đủ nhưng ngắn gọn, dễ hiểu) _______#hoidap247#______

2 câu trả lời

Câu `1`: Vai trò của điểm mắt ở trùng roi: Định hướng.
Câu `2`: Bào xác trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường: Đường tiêu hóa.
Câu `3`: Hình thức sinh sản chủ yếu của trùng roi xanh: Phân đôi.
Câu `4`: Hình dạng của thủy tức: Dạng trụ dài, đối xứng tỏa tròn
Câu `5`: Đặc điểm của sứa:
`-` Cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn.
`-` Di chuyển bằng cách co bóp dù.
Câu `6`: Đảo ngầm san hô gây: Cản trở giao thông đường thủy.
Câu `7`: Hình dạng của sán lông: Hình lá.
Câu `8`: Vật chủ trung gian thường thấy của sán lá gan là: Ốc.
Câu `9`: Loài sán nào dưới đây trên thân gồm hàng tăm đốt sán, mỗi đốt đều mang 1 cơ quan sinh dục lưỡng tính: Sán dây.
Câu `10`: Loài giun dẹp sống kí sinh trong máu người: Sán lá máu.
Câu `11`: Giun đũa chui được qua ống mật nhờ: Đầu nhọn.
Câu `12`: Thức ăn của giun đất: Vụn thực vật và mùn đất.
Câu `13`: Khi mưa nhiều, giun đất thường chui lên mặt đất vì: Giun đất hô hấp
qua da khi mưa nhiều nước ngập giun đất không hô hấp được dẫn đến thiếu ôxi nên
giun đất phải chui lên mặt đất.
Câu `14`: Đại diện ngành Giun đốt: Rươi, giun đất, sá sùng, vắt, giun đỏ.
Câu `15`: Vai trò của lớp cuticun đối với giun tròn: Bảo vệ giun tròn khỏi sự tiêu
huỷ của các dịch tiêu hoá ở ruột non.
Câu `16`: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành Ruột khoang:
`-` Đặc điểm chung:
`+` Đối xứng toả tròn
`+` Ruột dạng túi
`+` Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào
`+` Có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
`-` Vai trò:
`+` Vùng biển san hô tạo nên cảnh quan độc đáo ở đại dương.
`+` San hô đỏ, san hô đen, san hô sừng hươu: là nguyên liệu làm đồ trang trí, trang sức.
`+` San hô đá: cung cấp nguyên liệu vôi cho xây dựng.
`+` Hóa thạch san hô: là vật chỉ thị quan trọng trong nghiên cứu địa chất.
`+` Sứa sen, sứa rô: làm thức ăn.
`+` `1` số loài sứa gây ngứa và độc cho người
`+` Đảo ngầm san hô gây cản trở giao thông đường biển.
Câu `17`: Những cách phòng bệnh giun đũa kí sinh ở người:
`-` Vệ sinh cơ thể
`-` Vệ sinh ăn uống
`-` Vệ sinh môi trường
`-` Tẩy giun định kỳ
`-` Diệt trừ ruồi nhặng
`-` Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Câu `18`: Bệnh sốt rét.
`-` Sốt rét là bệnh nhiễm ký sinh trùng Plasmodium.
`-` Nguyên nhân: Muỗi Anopheles (A-nô-phen) hút máu người bệnh truyền sang
cho người khỏe mạnh và gây bệnh
`-` Triệu chứng:
`+` Sốt
`+` Thiếu máu tán huyết
`+` Ớn lạnh
`+` Lách to
`+` Đổ mồ hôi
`-` Cách phòng bệnh:
`+` Vệ sinh môi trường
`+` Vệ sinh cá nhân
`+` Diệt muỗi
`+` Treo mùng khi ngủ
`+` Phát quang bụi rậm.

@`ngocnhi``267`

$#Hội ăn ngủ cùng One Piece$

 

1.Vai trò của điểm mắt ở trùng roi là định hướng. Trùng roi xanh di chuyển về phía có ánh sáng được là nhờ điểm mắt nhận biết ánh SÁNG.

2.Bào xác của trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường tiêu HÓA.

3.Sinh sản vô tính theo cách phân đôi theo chiều dọc cơ thể: nhân phía sau cơ thể phân đôi trước, chất nguyên sinh và các bào quan lần lượt phân chia, cuối cùng cá thể phân đôi theo chiều dọc cơ thể tạo thành 2 trùng roi MỚI.

4.Toàn thân thủy tức có hình trụ dài, phần dưới thân có đế để bám vào giá thể, phần trên là lỗ miệng, xung quanh có 8 tua miệng tỏa ra rất dài gấp nhiều lần chiều dài cơ thể và có khả năng co ngắn lại, có chức năng bắt mồi, di chuyển và cảm giác. Cơ thể đối xứng tỏa tròn, dài và nhỏ.

5.Phủ ngoài cơ thể là lớp ngoài. Lớp trong tạo thành khoang vị và ống vị giữa hai lớp có tầng trung gian dầy chứa nhiều chất keo trong suốt giúp cho cơ thể sứa nổi trên mặt nước và khiến cho khoang tiêu hóa thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới.

- Thân sứa có hình bán cầu, trong suốt.

- Phía lưng có hình dù, bên trên có nhiều tua dù.

- Phía miệng có miệng và các tua miệng.

- Bên trên các xúc tua có nọc độc làm tê liệt con mồi và kẻ thù (tự vệ bằng gai).

6.Cản trở giao thông đường thuỷ.

7.Hình lá, có đầu bằng, 2 bên có thùy khứu giác, mắt và lông bơi phát triển. Dẹp theo hướng lưng bụng, miệng nằm ở mặt bụng, tiếp theo miệng là các nhánh ruột, chưa có hậu môn, đuôi hơi nhọn.

8.Vật chủ chính là động vật ăn cỏ như trâu, bò; người chỉ là vật chủ ngẫu nhiên, vật chủ trung gian truyền bệnh là ốc họ Lymnaea. Người bị nhiễm bệnh do ăn sống các loại rau mọc dưới nước (rau ngổ, rau rút, rau cần, cải xoong...) hoặc uống nước lã có nhiễm ấu trùng sán.

9.sán dây

10.sán lá máu

11.đầu nhọn

12.Thức ăn giun gồm: phân bò, trâu, dê, heo, gà, vịt, rơm, rạ... trong đó phân bò tươi và phân trâu tươi là món khoái khẩu nhất của giun, còn lại phân gà, phân heo, phân vịt cần phải ủ cho hoai trước khi cho giun ăn.

13.Giun đất cũng giống như những sinh vật khác là hít thở bằng không khí. ... Khi trời mưa,đất thấm ướt nước mưa khiến cho lượng không khí giảm đáng kể khiến giun không thể thở được nên mới phải ngoi lên mặt đất để thở.

14.Các đại diện của ngành giun đốt: giun đất, đỉa, rươi, vắt, giun đỏ,..

15.bảo vệ giun tròn khỏi sự tiêu huỷ của các dịch tiêu hoá.

16.Thuỷ tức nước ngọt, sứa, hải quỳ, san hô, … là những đại diện của ngành Ruột khoang. Tuy chúng có hình dạng, kích thước và lối sống khác nhau nhưng đều có chung các đặc điểm về cấu tạo.

17.Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên với nước sát trùng.

Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội.

Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, nên rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần với nước rửa rau chuyên dụng.

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm