câu 1: trình bày nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa lịch sử trận tốt động-trúc động diễn ra cuối năm 1427? câu 2: em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hóa giáo dục của đại việt thời lê sơ.hãy nêu công lao của lê lợi và nguyễn trãi trong sự nghiệp xây dựng đất nước. câu 3:nêu nhận xét về tính chất,quy mô và ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân đàng ngoài

2 câu trả lời

Câu 1:

- Nguyên nhân: Vương thông muốn giành thế chủ động nên tiến lên Cao Bộ đánh quân Lam Sơn

- Diễn biến Trận Tốt Động - Chúc Động (cuối năm 1426)

Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.

Muốn giành thế chủ động, 11/1946, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).

Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ở Tốt Động - Chúc Động, đánh giặc tan tác rồi Vương Thông kéo quây chạy tháo về Đông Quan.

Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

- Ý nghĩa:

Ý nghĩa. Kết cục của trận Tốt Động-Chúc Động đã làm phá sản kế hoạch phản công của Vương Thông đồng thời tạo ra lợi thế cho nghĩa quân Lam Sơn buộc quân Minh phải rút về cố thủ và chấp nhận đàm phán

Câu 2:

Những thành tựu về văn hóa:

- Văn học:

+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

- Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

- Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.

- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

* Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:

- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương - Hội - Đình.

=> Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.

Câu 3:

- Quy mô: Cuộc khỏi nghĩa có quy mô rộng khắp cả Đàng Ngoài, từ đồng bằng đến miền núi, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Tuy nhiên, các phong trào diễn ra còn lẻ tẻ, phân tán và chưa có sự lãnh đạo thống nhất.

- So với các thế kỉ trước: phong trào nông dân thời kì này diễn ra nhiều hơn, tồn tại trong thời gian lâu hơn.

- Ý nghĩa: Càng mau chóng làm nhà lê trịnh sụp đổ

Câu 1

- Nguyên nhân: do Vương Thông muốn giành lại thế chủ động

- Diễn biến:

+ 7/11/1426, Vương Thông cho xuất quân tiến về hướng Cao Bộ

+ Nắm được ý đồ của giặc, quân ta đã mai phục ở Tốt Động-Trúc Động

+ Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân nhất tề xông thẳng vào quân giặc, đánh tan đội hình của chúng

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Làm phá sản kế hoạch phản công của quân Minh

=> Tạo lợi thế cho nghĩa quân Lam Sơn

+ Thu được rất nhiều vũ khí, đồng thời học hỏi được cách chế tạo súng của quân Minh

Câu 2:

* Thành tựu chủ yếu về văn hóa giáo dục

- Văn hóa

+ Văn học chữ Hán phát triển

+ Văn thơ thời Lê có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc

+ Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

+ Địa lý: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ
+ Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu

+ Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp
+ Nghệ thuật sân khấu: đươc phục hồi và phát triển

+ Nghệ thuật điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc

- GIáo dục:

+ Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho
+ Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương - Hội - Đình
=> GIáo dục phát triển

* Công lao của lê lợi và nguyễn trãi trong sự nghiệp xây dựng đất nước

- Công lao của Lê Lợi

+ Chống lại và đánh đuổi giặc Minh

+ Kết thúc 20 năm đô hộ nhà Minh

+ Hướng dẫn và dẫn dắt quân khởi nghĩa để có những trận thắng

- Công lao của Nguyễn Trãi: là nhà chính trị, quân sư tài ba, người trợ thủ đắc lực của Lê Lợi, có công rất lớn trong cuộc khởi nghĩa

Câu 3:

- Tính chất: mang tính chất quyết liệt của phong trào nông dân chống lại chế độ phong kiến bất công đương thời
- Quy mô: Cuộc khỏi nghĩa có quy mô rộng khắp cả Đàng Ngoài, từ đồng bằng đến miền núi, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia
- Ý nghĩa lịch sử: 

+ Gây ra cho chính quyền vua Lê - chúa Trịnh nhiều tổn thất, khó khăn
+ Ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền của nghĩa quân đã làm cơ đồ họ Trịnh bị lung lay
+ Tạo tiền đề để cuộc khởi nghĩa Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền thối nát của vua Lê, chúa Trịnh
@khanhle1

Câu hỏi trong lớp Xem thêm