Câu 1: Trình bày đặc điểm chung và vai trò của ngành động vật nguyên sinh? Câu 2: Trùng biến hình và trùng giày có cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản như thế nào? Câu 3: Hình dạng ngoài, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của thủy tức Câu 4: Em hãy kể tên các loại đại diện ruột khoang có thể gặp ở địa phương em. San hô có lợi hay có hại? Biển nước ta có nhiều san hô không? Câu 5: Cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào? Trình bày vòng đời của sán lá gan? Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?

2 câu trả lời

Câu 1: Trình bày đặc điểm chung và vai trò của ngành động vật nguyên sinh?
a) Đặc điểm chung:
- Có kích thước hiển vi
- Cơ thể chỉ có 1 tế bào đảm nhiệm mọi chức năng sống
- Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng
- Sinh sản vô tính
b) Vai trò:
- Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt là giáp xác nhỏ (trùng giày, trùng roi, trùng biến hình)
- Gây bệnh ở động vật (tầm gai, cầu trùng)
- Gây bệnh ở người (trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng bệnh ngủ)
- Có ý nghĩa về mặt thể chất (trùng lỗ)
Câu 2: Trùng biến hình và trùng giày có cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản như thế nào?
a) Trùng biến hình:
- Cấu tạo: là động vật đơn bào có cấu tạo đơn giản
- Di chuyển: nhờ chân giả (do chất nguyên sinh dồn về một phía)
- Dinh dưỡng:
+ Tiêu hóa nội bào
+ Bài tiết: chất thừa dồn đến không bào co bóp và thải ra ngoài ở mọi nơi
- Sinh sản: sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể
b) Trùng giày:
- Cấu tạo:
+ Là động vật đơn bào nhưng cấu tạo đã phân hóa thành nhiều bộ phận như: nhân lớn, nhân nhỏ, không bào co bóp, miệng, hầu
+ Mỗi bộ phận có một chức năng sống cố định
- Di chuyển nhờ lông bơi
- Dinh dưỡng:
+ Thức ăn qua miệng ® hầu ® không bào tiêu hóa, biến đổi từ emzin
+ Chất thải được đưa đến không bào co bóp và qua lỗ thở để thoát ra ngoài
- Sinh sản: bằng hai hình thức
+ Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều ngang
+ Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp
Câu 3: Hình dạng ngoài, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của thủy tức
a) Hình dạng ngoài:
- Là động vật sống trong môi trường nước ngọt
- Cơ thể hình trụ dài
- Phần dưới là đế bám
- Phần trên có lỗ miệng, xung quanh lỗ miệng có tua miệng
- Đối xứng tỏa tròn
b) Di chuyển: kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu
c) Dinh dưỡng:
- Thủy tức bắt mồi bằng tua miệng
- Quá trình tiêu hóa được thực hiện ở khoang tiêu hóa nhờ dịch tế bào ở mô cơ tiêu hóa
- Sự trao đổi khí thực hiện qua thành cơ thể
d) Sinh sản:
- Sinh sản vô tính: mọc chồi và tái sinh
- Sinh sản hữu tính: hình thành tế bào sinh dục đực và sinh dục cái
Câu 4: Em hãy kể tên các loại đại diện ruột khoang có thể gặp ở địa phương em. San hô có lợi hay có hại? Biển nước ta có nhiều san hô không?
- Các loại ruột khoang có thể gặp ở địa phương em là: sứa, thủy tức, san hô
- San hô đều có lợi và có hại:
a) Có lợi:
+ Cung cấp thức ăn và là nơi ở của 1 số loài động vật
+ Tạo cảnh quan thiên nhiên độc đáo, là điều kiện để phát triển du lịch
+ Cung cấp thực phẩm, nguyên liệu làm đồ trang sức, vật liệu xây dựng
b) Có hại:
+ Một số loài sứa gây ngứa và độc
+ Đảo san hô ngầm gây cản trở giao thông đường thủy
- Vùng biển nước ta rất giàu san hô (có nhiều loại khác nhau), chúng tạo thành các dạng bờ viền, bờ chắn, đảo san hô,... là những hệ sinh thái quan trọng trong đại dương.
Câu 5: Cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào? Trình bày vòng đời của sán lá gan? Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?
- Cấu tạo của sán lá gan: cơ thể hình lá 2 – 5 cm, màu đỏ máu, đối xứng hai bên, ruột phân nhánh, mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển
- Vòng đời của sán lá gan:
Trứng sán lá gan ® Ấu trùng lông ® Ấu trùng trong ốc ® Ấu trùng có đuôi ® Kén sán ® Sán trưởng thành ở gan bò
- Trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều vì
+ Chúng sống và làm việc ở môi trường đất ngập nước, trong đó có nhiều ốc nhỏ là vật chú trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.
+ Trâu bò ở nước ta thường uống nước và gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên, ở đó có rất nhiều kén sán, sẽ được đưa vào cơ thể bò.

Câu 1:

Đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh là:
– Cơ thể có kích thước hiển vi.
– Cơ thể chỉ có cấu tạo 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
– Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.
– Phần lớn: dị dưỡng; di chuyển bằng chân giả, lông bơi hoặc roi bơi, một số không di chuyển.

Câu 2:

* Trùng biến hình

– cấu tạo trùng biến hình gồm: màng màng cơ thể, chất nguyên sinh, nhân, không bào co bóp, không bào bào tiêu hoá

– di chuyển bằng chân giả

– dinh dưỡng: thức ăn được tiêu hoá trong tế bào gọi là tiêu hoá tế bào

– sinh sản: sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể

* Trùng giày

– cấu tạo gồm: màng cơ thể, chất nguyên sinh, chứa 2 nhân, 2 không bào co bóp, không bào tiêu hoá, lỗ thoát

– dinh dưỡng nhờ enzim trong tế bào tiêu hoá

– sinh sản:

+ sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể

+ sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp.

Câu 3:

Thủy tức:

+Hình trụ dài,  trên có  lỗ miệng, xung quanh có các tua,dưới có để bám

+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn

Di chuyển: kiểu sau đo, lộn đầu

Dinh dưỡng:

+ Thủy tức bắt mồi bằng tua miệng

+ quá trình tiêu hóa được thực hiện trong ruột túi

+ chất bã được thải ra ngoài qua lỗ miệng

+ sự trao đổi khí được thực hiện qua thành cơ thể

Sinh sản:

+ sinh sản vô tính: mọc chồi, Tái Sinh

+ sinh sản hữu tính hình thành tế bào sinh dục đực, cái.

Câu 4: 

- Các loại đại diện ruột khoang có thể gặp ở địa phương:
+ Thủy tức, sứa, san hô, hải quỳ ...- San hô chủ yếu là có lợi. Ấu trùng san hô trong các giai đoạn sinh sản hữu tính thường là thức ăn của nhiều loại động vật biển.
- Vùng biển nước ta rất giàu san hô (có nhiều loại khác nhau), chúng tạo thành các dạng bờ viền, bờ chắn, đảo san hô,... là những hệ sinh thái quan trọng trong đại dương.
- Tuy nhiên, một số đảo ngầm san hô cũng gây trở ngại không ít cho giao thông đường biến.

Câu 5: 

Đặc điểm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh là:

- Cơ thể dẹp, hình lá: chống lại các lực tác động của môi trường kí sinh.

- Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển: chun giãn, phồng dẹp để chui rúc trong môi trường kí sinh.

- Mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển: bám chắc vào môi trường kí sinh.

- Hầu có cơ khỏe, cơ quan tiêu hóa tiêu giảm chỉ còn 2 nhánh ruột, không có hậu môn: lấy được nhiều chất dinh dưỡng từ vật chủ và trực tiếp hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể.

- Hệ sinh dục phát triển, lưỡng tính, ấu trùng cũng có khả năng sinh sản: sinh sản liên tục, số lượng trứng lớn đảm bảo duy trì thế hệ trong môi trường không thuận lợi.

*  Vòng đời của sán lá gan?

- Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thế ốc, bám vào cây cỏ, bèo và cây thủy sinh sẽ rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thành kén sán.

- Ấu trùng có đuôi rời ốc, bám vào cây cỏ, cây thủy sinh sẽ rụng đuôi, kết vỏ cứng (kén sán). ...

- Trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán sẽ bị nhiễm sán lá gan.

* Trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều vì:

- Trứng sán khi gặp nước sẽ nở thành ấu trùng có lông bơi, ấu trùng này sống kí sinh trong ruột ốc, sinh sản ra ấu trùng có đuôi.

- Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc, bám vào cây cỏ, bèo, cây thủy sinh; rụng đuôi và kết kén.

HỌC TỐT! Xin hay nhất ạ

Câu hỏi trong lớp Xem thêm