câu 1 : Trình bày đặc điểm cấu tạo bên ngoài , di chuyển, dinh dưỡng của giun đũa ? Câu 2 : Vẽ sơ đồ vòng đời của giun đũa ? Câu 3 : Kể tên cách ngành động vật không xương sống đã học mỗi ngành kể vài đại diện ? Câu 4 : Nêu các cách phòng tránh bệnh giun sán ? Câu 5 : Trình bày đặc điểm, hình dạng ngoài của giun đất ?
1 câu trả lời
Câu 1:
- Cấu tạo ngoài: cơ thể dài bằng chiếc đũa (khoảng 25 cm).
- Di chuyển: Cơ thể dọc phát triển nên giun đũa di chuyển hạn chế, chúng chỉ cong cơ thể lị và duỗi ra. Cấu tạo này thích hợp với động tác chui rúc trong môi trường kí sinh.
- Dinh dưỡng: Thức ăn đi một chiều theo ống ruột thẳng từ miệng tới hậu môn
Câu 2:
giun trưởng thành => trứng => ấu trùng(trong trứng) => bám vào rau, quả sống => người ăn => ruột non (kí sinh lần 1) => ruột non => kí sinh chính thức
Câu 3:
- Ngành ĐVNS: Trùng roi, trùng biến hình, trùng giày, trùng sốt rét,...
- Ngành ruột khoang: Hải quỳ, thủy tức, sứa, san hô,....
- Ngành giun: giun đất, giun đũa, sán dây, giun kim,....
- Ngành thân mềm: ốc sên, mực,bạch tuộc,....
Câu 4:
Các biện pháp phòng bệnh giun sán: Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.
Câu 5:
Cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất:
– Cơ thể dài, gồm nhiều đốt, cơ phát triển để có thể chun giãn, phần đầu có miệng, phần đuôi có hậu môn.
– Ở phần đầu có vòng tơ xung quanh mỗi đốt, dùng để tì vào đất khi chui bò (giun đất không có chân).