Câu 1 trang 53 sgk Công nghệ 7 : Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt. Câu 2 trang 53 sgk Công nghệ 7 : Đất trồng là gì? Câu 3 trang 53 sgk Công nghệ 7 : Nêu vai trò và cách sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp. Câu 4 trang 53 sgk Công nghệ 7 : Nêu vai trò của giống? Câu 5 trang 53 sgk Công nghệ 7 : Trình bày khái niệm sâu, bệnh hại và các biện pháp phòng trừ. Câu 6 trang 53 sgk Công nghệ 7 : Em hãy giải thích tại sao biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh để phòng trừ sâu, bệnh lại ít tốn công, dễ thực hiện, chi phí ít nhưng mang lại nhiều kết quả. Câu 7 trang 53 sgk Công nghệ 7 : Hãy nêu tác dụng của các biện pháp làm đất và bón phân lót đối với cây trồng? Câu 8 trang 53 sgk Công nghệ 7 : Tại sao phải tiến hành kiểm tra, xử lí hạt giống trước khi gieo trồng cây nông nghiệp? Câu 9 trang 53 sgk Công nghệ 7 : Em hãy nêu lên ưu, nhược điểm của các cách gieo trồng bằng hạt. Câu 10 trang 53 sgk Công nghệ 7 : Hãy nêu tác dụng của các công việc chăm sóc cây trồng. Câu 11 trang 53 sgk Công nghệ 7 : Hãy nêu tác dụng của việc thu hoạch đúng thời vụ, bảo quản và chế biến kịp thời đối với nông sản. Câu 12 trang 53 sgk Công nghệ 7 : Em hãy nêu ảnh hưởng của phân bón đến môi trường sinh thái. Câu 13 trang 53 sgk Công nghệ 7 : Hãy nêu tác hại của thuốc hóa học trừ sâu, bệnh đối với môi trường, con người và các sinh vật khác.

2 câu trả lời

 C 1.

-Cung cấp lương thực,thực phẩm cho con người.

- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.

- Cung cấp nông sản để xuất khẩu

C 2.

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.

C 3.

Vai trò:

- tăng độ phì nhiêu cho đất

- tăng năng suất cho cây trồng

- tăng chất lượng nông sản

Cách sử dụng:

- bón lót: phân hữu cơ, phân lân

- bón lót: phân đạm, phân kali, phân hỗn hợp

C 4.

- Tăng năng suất cây trồng

- Tăng chất lượng nông sản

-Tăng vụ

-Thay đổi cơ cấu cây trồng

C 5.

Khái niệm:

- Bệnh hại: là trạng thái không bình thường của cây do điều kiện sống bất lợi

- Sâu hại: là loài động vật thuộc ngành chân khớp cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng.

Cách phòng trừ sâu, bệnh hại : 

+ Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống chịu sâu bệnh.

+ Biện pháp thủ công.

+ Biện pháp hoá học.

+ Biện pháp sinh học.

+ Biện pháp kiểm dịch thực vật.

C 6.

Diệt mầm mống sâu bệnh trong đất

Tránh thời kì sâu bệnh phát triển mạnh

Tăng sức chống chịu sâu bệnh cho cây

Để sâu bệnh không bị sâu hủy, tăng sức đề kháng cho cây

=>Vì biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại sẽ tránh sâu, bệnh hại xâm nhập cây trồng, phá nơi ẩn nấp, tránh sâu bệnh phát triển nhanh, tăng sức chống chịu sâu bệnh hại cây trồng.

C 7.

Tác dụng của làm đất:

- Làm cho đất tơi xốp.

- Tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng 

- Diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh 

- Tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt 

Tác dụng của bón phân lót: Bón phân vào đất trước khi gieo trồng, để phân có thời gian phân hủy thành các chất tan thì cây mới hấp thụ được.

C 8.

Vì kiểm tra, xử lí hạt giống trước khi gieo trồng giúp chúng ta phát hiện ra mầm mống sâu bệnh có trong hạt hay giống có lẫn hạt khác hoặc cỏ dại không. 

C 9.

+Gieo bằng hạt

Ưu điểm: 

Tốn ít công lao động, đơn giản, dễ làm, nhanh 

Nhược điểm

Không đảm bảo được mật độ khoảng cách giữa các cây với nhau, độ nông sâu của cây so với mặt đất, thất thoát nhiều vì sâu kiến.

+Trồng cây con

Ưu điểm:

Ít thất thoát hạt giống, đảm bảo về mật độ, khoảng cách, độ nông sâu

Nhược điểm:

Lâu, tốn công, yêu cầu kỹ thuật cao hơn

C 10

Tác dụng của các công việc chăm sóc cây trồng:
- Tỉa dặm cây: Điều chỉnh mật độ khoảng cách của cây trồng hợp lý
- Làm cỏ: Diệt trừ cỏ dại và mầm mống sâu bệnh
- Vun xới: Làm đất tơi xốp, hạn chế bốc mặn
- Tưới nước: Cung cấp đủ nước và kịp thời để cây phát triển

- Tiêu nước: Để cây khỏi bị chết

C 11.

- Thu hoạch đúng thời vụ, bảo quản và chế biến kịp thời đối với nông sản để giảm hao hụt, giữ được chất lượng sản phẩm, sử dụng được lâu dài…

C 12.

Ảnh hưởng của phân bón đến môi trường sinh thái:

- Nếu bón phân cân đối, hợp lý: giúp cho môi trường tốt hơn

- Nếu bón quá nhiều hay quá ít: môi trường bị ô nhiễm, đất bạc màu.

C 13

Đối với con người:

- Khi ta ăn nhưng loại thực phẩm có chứa thuốc trừ sâu thì ta dễ bị ngộ độc thực phẩm.

Đối với động,thực vật tự nhiên:

- Việc lạm dụng quá nhiều thuốc trừ sâu hoặc sử dụng,mua thuốc trừ sâu ko đúng cũng dẫn đến làm hư hại cây trồng.

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến môt số loài động,thực vât trên thế giới bị tuyệt chủng

Đối với môi trường:

- Làm ô nhiễm đất

- Ô nhiễm nước sông, nước ngầm

                                       $\text{wcdi}$

Câu 1:

*Nhiệm vụ của trồng trọt :
1. Sản xuất nhiều lúa, ngô (bắp), khoai, sắn (củ khoai mì) để bảo đảm đủ ăn, có dự trữ và xuất khẩu.
2. Trồng cây rau, đậu, vừng (mè), lạc (đậu phộng),… làm thức ăn cho con người.
3. Trồng cây mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường, cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến hoa quả (trái).
4. Trồng cây lấy gỗ cung cấp nguyên liệu cho xây dựng và công nghiệp làm giấy.
5. Trồng cây đặc sản: chè, cà phê, cao su, hồ tiêu để lấy nguyên liệu xuất khẩu.
* Vai trò của trồng trọt
- Vai trò của trồng trọt là:
+ Cung cấp lượng thực,thực phẩm cho con người.
VD:gạo,bắp,khoai...
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
VD:trái cây...
+ Cung cấp hức ăn cho chăn nuôi.
VD:thóc,cám cỏ...
+ Cung cấp nông sản cho sản xuất.
VD:chè,cà phê,cao su...
+ Đảm bảo cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra ngoài nước.

Câu 2:

Đất trồng là lớp bề mặt tươi xốp của vỏ trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm nông sản gồm 3 phần: 

Rắn: gồm thành phần hữu cơ và thành phần vô cơ

Lỏng: là nước 

Khí: gồm oxi nitơ và CO2

Tính chất: Khả năng giữ nc và chất dinh dưỡng, có độ chua, độ kiềm, và độ phì nhiêu

Câu 3:

- Vai trò: Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.

- Cách sử dụng: Tuỳ theo từng thời kì mà người ta có cách sử dụng phân bón khác nhau như bón lót hay bón thúc.

Câu 4:

Vai Trò:
- Có tác dụng làm tăng năng xuất cây trồng
- Tăng chất lượng nông sản
- Tăng vụ
- Thay đổi cơ cấu cây trồng
Câu 5:

- Sâu bệnh hại cây là sâu, côn trùng, điều kiện sống không bình thường, vi khuẩn gây ra sự bất thường về sinh lí cấu tạo và hình thái của cây.

- Các biện pháp phòng trừ:

       + Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống chịu sâu bệnh.

       + Biện pháp thủ công.

       + Biện pháp hoá học.

       + Biện pháp sinh học.

       + Biện pháp kiểm dịch thực vật.

Câu 6:

Vì biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại sẽ tránh sâu, bệnh hại xâm nhập cây trồng, phá nơi ẩn nấp, tránh sâu bệnh phát triển nhanh, tăng sức chống chịu sâu bệnh hại cây trồng, thay đổi điều kiện sống và thay đổi nguồn thức ăn.

Câu 7:

- Tác dụng của làm đất: Làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.

- Tác dụng của bón phân lót: Bón phân vào đất trước khi gieo trồng, để phân có thời gian phân hủy thành các chất tan thì cây mới hấp thụ được. Bón phân lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con khi nó mới mọc, mới bén rễ.

Câu 8:

Nhằm phát hiện hạt tốt để dùng, hạt xấu sẽ loại bỏ.

Xử lý hạt giống có tác dụng vừa kích thích hạt nẩy mầm nhanh, vừa diệt trừ sâu bệnh có ở hạt

Câu 9:

- Gieo vãi:

       + Ưu điểm: Nhanh, ít tốn công, gây lãng phí hạt giống.

       + Nhược điểm: Số lượng hạt nhiều khó chăm sóc.

- Gieo hàng, gieo hốc:

       + Ưu điểm: Chăm sóc dễ dàng, ít lãng phí hạt giống.

       + Nhược điểm: Tốn nhiều công.

Câu 10:

Tác dụng của các công việc:

- Tỉa dặm cây: điều chỉnh mật độ khoảng cách của cây trồng hợp lý
- Làm cỏ: diệt trừ cỏ dại và mầm mống sâu bệnh
- Vun xới: làm đất tơi xốp, hạn chế bốc mặn, bốc phèn và chống đổ
- Tưới nước: cung cấp đủ nước và kịp thời để cây phát triển, sinh trưởng tốt
- Tiêu nước: để cây khỏi bị chết, ngập úng khi thừa nước

Câu 11:

- Thu hoạch đúng thời vụ, bảo quản và chế biến kịp thời đối với nông sản để giảm hao hụt, giữ được chất lượng sản phẩm, sử dụng được lâu dài…

- Ở địa phương em đa số là trồng lúa: Nên song song với việc thu hoạch đúng thời hạn là sự kết hợp với phương pháp bảo quản kín. Thóc sau khi phơi khô sẽ được đóng bao tải và cho vào kho.

Câu 12:

Ảnh hưởng của phân bón đến môi trường sinh thái:

- Nếu bón phân cân đối, hợp lý: giúp cho môi trường tốt hơn, giúp cải tạo đất chua.

- Nếu bón quá nhiều hay quá ít: môi trường bị ô nhiễm, đất bạc màu.

Câu 13:

Đố với con người:

- Khi ta ăn nhưng loại thực phẩm có chứa thuốc trừ sâu thì ta dễ bị ngộ độc thực phẩm trường hợp nặng lắm là dẩn tới tử vong.

Đối với động,thực vật tự nhiên:

- Làm cho động vật bị ngộ độc.

- Việc lạm dụng quá nhiều thuốc trừ sâu hoặc sử dụng,mua thuốc trừ sâu ko đúng cũng dẫn đến làm hư hại cây trồng.

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến môt số loài động,thực vât trên thế giới bị tuyệt chủng

Đối với môi trường:

- Làm ô nhiễm đất

- Ô nhiễm nước sông, nước ngầm