Câu 1. Tại sao người mắc bệnh sốt rét lại sốt theo chu kì? Câu 2. Vì sao tỉ lệ người mắc giun sán kí sinh ở nước ta còn cao. Nêu biện pháp phòng tránh? Câu 3. Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi? Hãy nêu các cách phòng chống bệnh sốt rét ở nước ta? Câu 4. Vì sao trâu bò nước ta hay mắc bệnh sán lá gan? Câu 5. Nêu tác hại của giun đũa với sức khỏe con người? Một số biện pháp phòng tránh bệnh giun đũa kí sinh? + Vệ sinh môi trường: có nhà tiêu hợp vệ sinh, nhà vệ sinh ở xa nơi ở, không trưới rau xanh bằng phân tươi. + Tẩy giun sán định kỳ (1-2 lần/năm). Câu 6. Vai trò của Động vật đối với đời sống con người?

2 câu trả lời

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Câu 1. Tại sao người mắc bệnh sốt rét lại sốt theo chu kì?

- Phụ thuộc vào mỗi kí sinh trùng khác nhau có thời gian cơn sốt khác nhau

- Các kí sinh trùng phá vỡ hồng cầu hàng loạt để giải phóng gây ra triệu chứng sốt, mà sự phá vỡ hồng cầu có tính chất chú kì=> Sốt có tính chất chu kì

Câu 2. Vì sao tỉ lệ người mắc giun sán kí sinh ở nước ta còn cao. Nêu biện pháp phòng tránh?

 Ổ nước ta tỉ lệ mắc bệnh giun đũa cao tại vì:
- Nhà tiêu hố xí …chưa hợp vệ sinh tạo điều kiện cho trứng giun phát triển.
- Ruồi nhặng nhiều… góp phần phát tán bệnh giun đũa.
- Trình độ vệ sinh cộng đồng còn kém: Tưới rau xanh bằng phân tươi, ăn rau sống, bán bánh quà ở nơi có nhiều bụi…
Biện pháp để phòng chống bệnh giun sán kí sinh
+ Vệ sinh thực phẩm :
Ăn chín , uống sôi, không ăn gỏi cá, thịt tái ( thịt bò , thịt lợn)
Chú ý không dùng các loại rau tưới bằng phân bắc ( phân người) vì có chứa trứng giun sán
Các loại rau thủy sinh cũng có thể chứa các ấu trùng của các loại sán
Không ăn thịt bò, lợn gạo .
Rửa sạch hoa quả trước khi ăn
+ Vệ sinh cá nhân
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Trẻ nhỏ không cho chơi lê la trên đất cát , không cho mặc quần yếm hở mông ( giun kim)
Ngủ mùng tránh bị muỗi đốt gây bệnh giun chỉ .
Không đi chân không trên đất cát , đất trồng trọt ( tránh bệnh giun móc)
Tránh đắp lá cây , nhái sống vào mắt khi bị đau mắt đỏ ( một số vùng còn phong tục này , có thể bị bệnh sán nhái)
 6 tháng uống thuốc tẩy giun 1 lần ( Fugacar 1 viên đối với người lớn và trẻ em > 2tuổi)

Câu 3. Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi? Hãy nêu các cách phòng chống bệnh sốt rét ở nước ta?

Đó là bởi vì ở miền núi nhiều cây rừng , miền núi cũng là nơi muỗi anôphen_một loại muõi có trùng sốt rét gây bệnh sốt rét sinh sống nhiều

Do miền núi người dân có trình độ dân trí chưa được cao, thiếu hiểu biết về sốt rét, chưa được tiếp cận với các đợt phun thuốc diệt muỗi, lăng quăng và đặc biệt là do ở miền núi điều kiện cho muỗi anophen hình thành và phát triển.

Câu 4. Vì sao trâu bò nước ta hay mắc bệnh sán lá gan?

 Chúng sống và làm việc ở môi trường đất ngập nước, trong đó có nhiều ốc nhỏ là vật chú trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.

- Trâu bò ở nước ta thường uống nước và gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên, ở đó có rất nhiều kén sán, sẽ được đưa vào cơ thể bò.

Câu 5: Nêu tác hại của giun đũa với sức khỏe con người?

  - Giun đũa kí sinh ở ruột non lấy chất dinh dưỡng của cơ thể, đôi khi có thể làm tắc ruột.

    - Giun đũa kí sinh nếu chui vào ống mật sẽ làm tắc ống mật.

    - Giun đũa tiết độc tố, làm cơ thể bị ngộ độc.

    - Người mắc giun đũa có khả năng lây bệnh cao cho cộng đồng.

Câu 3: Đồng bào miền núi chưa có hình thành thói quen mắc màn khi đi ngủ, một số nơi điều kiện sống còn khó khăn, vấn đề môi trường không được đảm bảo. Điều này tạo cơ hội để bệnh sốt rét dễ lây truyền nhanh. -Biện pháp: 1. Tuyên truyền giáo dục về cách phòng tránh sốt rét. Bệnh sốt rét lưu hành chủ yếu tại các vùng có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới. ... 2. Dùng hóa chất. Sử dụng thuốc diệt côn trùng tẩm vào các màn và rèm hiện có trong nhà: ... 3. Hạn chế muỗi đốt. ... 4.Uống thuốc dự phòng và điều trị sớm.
Câu hỏi trong lớp Xem thêm