Câu 1. Quan sát hình 43.1 SGK, em hãy giải thích vùng thưa dân của châu Mĩ? Câu 2. Quá trình đô thị hoá của Trung & Nam Mỹ có gì giống và khác với Bắc Mĩ? Câu 3: - Dựa vào hình 43.1 SGK cho biết sự phân bố các đô thị? - Cho biết sự phân bố các đô thị từ 3 triệu người trở lên Trung và Nam Mĩ có gì khác với Bắc Mĩ? - Nêu tên các đô thị ở Trung và Nam Mĩ có số dân trên 5 triệu người? - Nêu những vấn đề nảy sinh do tốc độ đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mĩ?

2 câu trả lời

1. Dân cư ở một số vùng châu Mĩ thưa thớt là do

- Vùng phía Bắc của Ca-na-đa: khí hậu rất lạnh, băng tuyết phủ gần quanh năm.

- Đồng bằng A-ma-dôn: chưa được khai thác hợp lí.

- Hệ thống Cooc-đi-e: vùng núi hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, mưa ít.

- Cao nguyên Pa-ta-gô-ni: vùng hoang mạc, khí hậu khắc nghiệt.

2. 

* Giống nhau: -Trình độ đô thị hóa cao

                       -Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng

*Khác nhau: 

- Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ mang tính tự phát, vì vậy kèm theo rất nhiều rủi ro

- Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và lâu dài nên bền vững hơn so với Trung và Nam Mĩ

3.

- Điểm khác về sự phân bố các đô thị từ 3 triệu dân trở lên ở Trung và Nam Mĩ với Bắc Mĩ:

+ Trung và Nam Mĩ: các đô thị từ 3 triệu dân trở lên phân bố nhiều cả trên mạch núi An-đét lẫn ven biển phía đông nam.

+ Bắc Mĩ: các đô thị từ 3 triệu dân trở lên phân bố chủ yếu ở phía đông.

- Các đô thị ở Trung và Nam Mĩ có số dân trên 5 triệu người: Mê-hi-cô Xi-ti, Bô-gô-ta, Li-ma, Xan-ti-a-gô, Ri-Ô đê Gia-nê-rô, Xao Pao-lô, Bu-ê-nôt Ai-ret.

- Các vấn đề nảy sinh:

+ Thiếu chỗ ở, việc làm , công trình lao động , đất canh tác

+ Xảy ra tình trạng thất nghiệp , nghèo đói, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường

+ Quản lý an ninh ,trật tự nơi công cộng gặp khó khăn

+ Tình hình xã hội phức tạp

  Xin câu trả lời hay nhất ạ !!

Câu 1:

- Vùng I: quần đảo cực Bắc Ca-na-đa. Khí hậu hàn đới khắc nghiệt, chỉ có người E-xki-mô và người Anh-điêng sinh sống

- Vùng II: hệ thống núi Cooc-đi-e, chủ yếu là vùng núi và cao nguyên. Khi hậu hoang mạc khắc nghiệt, ít người sinh sống.

- Vùng III: đồng bằng A-ma-dôn, chủ yếu là rừng rậm xích đạo và nhiệt đới. Khí hậu nhiệt đới ẩm, đất đai tương đối màu mỡ, chưa được khai thác hợp lí, ít người sinh sống

- Vùng IV: hoang mạc trên núi cao phía nam hệ thống An-đét. Khí hậu khắc nghiệt và khô hạn, ít người sinh sống

Câu 2:

- Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa.

- Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ diễn ra với tốc độ nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển

Câu 3:

- Điểm khác nhau về sự phân bố các đô thị từ 3 triệu người trở lên giữa Trung và Nam Mĩ với Bắc Cực:

      + ở Trung và Nam Mĩ : các đô thị từ 3 triệu người trở lên phân bố chủ yếu trên mạch núi An – đét và ven biển phía đông nam.

      + Ở Bắc Mĩ: các đô thị từ 3 triệu người trở lên phân bố chủ yếu ở vùng Đông Bắc Hoa kì, Đông Nam Ca – Na – Da

- Các đô thị ở trung và Nam Mĩ có số dân trên 5 triệu người : Mê – hi – cô Xi – ti, Bô – gô – ta, Li – ma, Xan – ti – a – gô, Bu – ê – nốt Ai – rét, Xao Pao – lô, Ri – ô – đê Gia – nê – rô.

- Nêu những vẫn đề xã hội nảy sinh do đô thị hóa tự phát ở Trung và Nam Mĩ

+ Nạn thất nghiệp, thiếu việc làm.

+ Thiếu nhà ở, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm, an ninh, trật tự xã hội…