Câu 1: Ở các thế kỉ XVI – XVIII, ….. vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong
học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.
A.Phật giáo B. Đạo giáo C. Nho giáo D. Nho giáo và Phật giáo
Câu 2: Người có công lớn nhất đối với sự ra đời của chữ Quốc ngữ là ai?
A. Chúa Trịnh. B. Chúa Nguyễn. C. A – lêc – xăng – đơ Rôt. D. Vua Lê.
Câu 3: Vì sao các Chúa lại ra sức ngăn cấm việc truyền bá đạo Thiên Chúa?
A. Vì đạo Thiên Chúa sử dụng chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt.
B. Vì đạo Thiên Chúa không được nhân dân ta chấp nhận.
C. Vì đạo Thiên Chúa du nhập từ phương Tây sang.
D. Vì đạo Thiên Chúa không phù hợp với cách cai trị của chúa Trịnh, chúa Nguyễn.
Câu 4: Chữ Quốc ngữ ra đời vào thời gian nào?
A. Thế kỉ XV. B. Thế kỉ XVI. C. Thế kỉ XVII. D. Thế kỉ XVIII.
Câu 5: Trong các thế kỉ XVI – XVIII, các truyện Nôm thường viết về nội dung gì?
A. Ca ngợi công lao của các chúa Trịnh. B. Ca ngợi công lao của các chúa Nguyễn.
C. Tố cáo những bất công xã hội. D. Đề cao bộ máy quan lại đương thời.
Câu 6: Ông từng “đỗ Trạng Nguyên, làm quan triều Mạc rồi từ quan về dạy học,
người đương thời quen gọi là Trạng Trình”. Ông là ai?
A. Đào Duy Từ. B. Nguyễn Bỉnh Khiêm. C. Nguyễn Hữu Cảnh. D.Nguyễn Hoàng.
Câu 7: Trong các thế kỉ XVI – XVII, văn học…. vẫn chiếm ưu thế.
A. chữ Nôm B. chữ Hán C.dân gian D. chữ Nôm và chữ Hán
Câu 8: Đào Duy Từ là người đã có công phát triển….. ở Đàng Trong.
A.nghề múa rối nước B. hát bội C. nghệ thuật múa trên dây D. nghệ thuật múa đèn
Câu 9: Nghệ thuật dân gian trong các thế kỉ XVI – XVIII phát triển cao vì
A. phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân. B. được nhiều vị khách nước ngoài yêu thích.
C. là công cụ để truyền giáo. D. được các chúa và quan lại yêu thích.
Câu 10: Ở các thế kỉ XVI – XVIII, đề tài chủ yếu của các tác phẩm điêu khắc gỗ trong các
đình, chùa là
A. cảnh sinh hoạt thường ngày của vua chúa. B. cảnh sinh hoạt thường ngày ở nông
thôn.
C. cảnh bất công xã hội. D. cảnh xét xử những người phạm tội.