Câu 1: Nhận xét sự phân bố dân cư, đặc điểm đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ? Câu 2: Kể tên các đô thị? Xác định trên lược đồ? Câu 3: Dân cư Trung và Nam Mĩ do những luồng nhập cư từ đâu đến? Câu 4: Nhận xét về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Trung và Nam Mĩ? Câu 5: Các hình thức sở hữu trong NN ở Trung và Nam Mĩ? Sự phân bố ngành nông nghiệp? Câu 6: Khối Méc-cô-xua thành lập vào thời gian nào? Câu 7: Thành viên của khối Méc-cô-xua? Câu 8: Mục tiêu của khối Méc-cô-xua là gì?
2 câu trả lời
Câu 1:+ ở Trung và Nam Mĩ: các đô thị từ 3 triệu người trở lên phân bố chủ yếu trên mạch núi An – đét và ven biển phía đông nam.
Câu 2:
- Tên các đô thị lớn:
+ Đô thị trên 10 triệu dân: Niu I-oóc
+ Đô thị từ 5 - 10 triệu dân: Oa-sinh-tơn, Si-ca-gô.
+ Đô thị từ 3 - 5 triệu dân: Phi-la-đen-phi-a, Đi-tơ-roi.
- Tên các ngành công nghiệp chính ở đây: luyện kim đen, cơ khí, hóa chất, ô tô, đóng tàu, dệt.
- Các ngành công nghiệp truyền thống vùng Đông Bắc có thời kì bị sa sút, do:
+ Ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp (1970 - 1973, 1980 - 1982).
+ Thị trường bị thu hẹp do sự cạnh tranh của các nước Tây Âu, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới.
+ Cơ sở hạ tầng lạc hậu, không khí và nước bị ô nhiễm.
+ Giá cả nguyên, nhiên liệu, lao động tăng cao khiến giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh
Câu 3:
– Các luồng nhập cư vào châu Mĩ:
+ Luồng người từ Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức…
+ Luồng người từ Tây Ban Nha.
+ Luồng người từ Bồ Đào Nha.
– Có sự khác nhau về ngôn ngữ của dân cư Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ là do lịch sử nhập cư.
+ Bắc Mĩ sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh.
+ Trung và Nam Mĩ, ngôn ngữ chủ yếu là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Câu 4:
- Dựa vào bảng tỉ lệ ta gia tăng dân số ta thấy:
- Giai đoạn: 1950 – 1955: Châu Nam Mĩ có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất với 2,65%, châu Âu có tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp nhất chỉ có 1%.
- Giai đoạn 1990 – 1995: Châu Phi có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất với 2,68%, châu Âu có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất với 0,16%.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á giảm, nhưng tỉ trọng dân số so với thế giới vẫn tăng vì châu Á có số dân đông (chiếm tới 55,6 % dân số thế giới), tỉ lệ gia tăng dân số tuy có giảm nhưng vẫn còn cao, nên hằng năm số dân tăng thêm vẫn nhiều, đã làm cho tốc độ tăng dân số của châu Á nhanh hơn các châu lục khác.
Câu 5:
- Có hai hình thức sản xuất nông nghiệp: tiểu điền trang và đại điền trang.
Đại điền trang:
+ Thuộc sở hữu của các đại điền chủ, chỉ chiếm dưới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích.
+ Quy mô lớn, canh tác theo lối quảng canh, năng suất thấp.
Tiểu điển trang:
+ Thuộc sở hữu của các hộ nông dân
+ Quy mô nhỏ, trồng lương thực để tự túc.
- Chế độ sở hữu ruộng đất còn bất hợp lí, các đại điền chủ là thành phần chiếm nhiều diện tích đất trồng nhất ở Trung và Nam Mĩ.
- Nông nghiệp nhiều nước lệ thuộc nước ngoài.
Câu 6:- Năm thành lập: Thành lập năm 1991.
Câu 7:- Các nước thành viên: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Pa-ra-goay, U-ru-goay. Sau đó có thêm Chi-lê, Bô-li-vi-a gia nhập.
Câu 8:
- Mục tiêu của khối:
+ Thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì.
+ Tháo gỡ hàng rào hải quan và tăng cường trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khối.
CHO MK SAO NHÉ !!
1,
Dân cư tập trung ở một số vùng ven biển, cửa sông hoặc trên các cao nguyên có khí hậu khô ráo, mát mẻ; còn các vùng sâu trong nội địa dân cư thưa thớt.
Đặc điểm đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ: Đô thị hóa gắn liền với phát triển nông nghiệp, do hậu quả của gia tăng dân số quá nhanh=> Dân thành thị phải sống trong các khu ổ chuột, chất lượng có thành thị thấp.
2,
LA PAXƠ, BRAXILIA,...
(Mình gửi hình bên dưới có sẵn các đô thị rồi nha
3,
Luồng nhập cư từ Trung và Nam Mĩ đến từ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.
4,
Tỉ lệ gia tăng dân số ở Trung và Nam Mĩ rất cao, 1 phần quan trọng là do dân nhập cư
5, Mình không biết, với lại cũng chẳng hiểu đề nói cái gì???
6,
Vào năm 1991
7,
Pa-ra-gay, U-ru-gay, Bra-xin, Ác-gen-ti-na, Vê-nê-xu-ê-la
8,
Mục tiêu là:
-Phá vỡ hàng rào thuế quan
-Tăng cường trao đổi hàng hóa
-Thoát khỏi sự lụng đoạn của Hoa Kì
-Vấn đề khai thác rừng A-ma-zôn