Câu 1. Nhà Trân thành lập trong hoàn cảnh nào? Câu 2. So sánh tổ chức quân đội thời Trần và thời Lý? Câu 3. Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba có gì giống và khác lần thứ nhất và lần thứ hai? Câu 4.Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần ở thế kỷ XIII? 2 Câu 5 Trình bày những cải cách của Hồ Quý Ly? Những cải cách đó có ý nghĩa, tác dụng và hạn chế như thế nào? Câu 6 Ba lần kháng chiến chống quâm xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần dễ lại nhiều bài học kinh nghiệm, bài học nào là sâu sắc nhất . Vì sao ?

2 câu trả lời

Câu 1: Hoàn cảnh thành lập nhà Trần: 
- Cuối thế kỉ XII, Nhà Lý suy yếu
+ Chính quyền không còn quan tâm đến đời sống nhân dân
+ Kinh tế khủng hoản, nhân dân ly tán
+ Một số bậc phong kiến địa phương nổi dậy. Nhà Lý phải dựa vào nhà Trần để dẹp loạn
- Đầu năm 1226, nhà Trần thành lập
Câu 2: So sánh tổ chức quân đội thời Trần và thời Lý
- Giống nhau: cùng thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông"
- Khác nhau:
+ Quân đội nhà Trần được chia làm hai loại: cấm quân và quân ở các lộ, cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình và vua. Chính binh đóng ở các lộ đồng bằng, phiên binh đóng ở các lộ miền núi, hương binh đóng ở các làng, xã khi có chiến tranh, còn có các quân đội của các vương hầu
+ Quân đội nhà Lý chỉ được phân chia thành hai loại: cấm quân và quân địa phương.
+ Quân đội nhà Trần được xây dựng theo chủ trương:"quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông"
- Nhận xét của em về quân đội thời Trần: Quân đội nhà Trần hoàn chỉnh, quy củ, được học tập binh pháp và luyện tập võ nghệ.
Câu 3: Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 3 có gì giống và khác với lần thứ 2? 
* Giống nhau:
- Cả hai lần nhà Trần đều huy động nhân dân thực hiện kế sách “Vườn không nhà trống”.
- Khi thế giặc mạnh, chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị cho trận chiến chiến lược.

* Khác nhau:
- Trong lần 3, nhà Trần chủ động mai phục và tiêu diệt đoàn thuyền chở quân lương của giặc, đẩy chúng lâm vào tình thế khó khăn, thiếu thốn.

- Chủ động xây dựng trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng, tiêu diệt gọn lực lượng quân giặc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
Câu 4: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên
a) Nguyên nhân thắng lợi:
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân
- Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo mọi mặt cho kháng chiến
- Tinh thần hy sinh, ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân dân nhà Trần
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của nhà Trần. Đặc biệt là của tướng Trần Quốc Tuấn
b) Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan âm mưu xâm lược của quân Mông – Nguyên, bảo vệ vững chắc nên độc lập, toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền của dân tộc
- Thể hiện sức mạnh của dân tộc đánh bại mọi kẻ thù xâm lược. Nâng cao lòng tự hào dân tộc
- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam
- Để lại nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu
Câu 5: Trình bày những cải cách của Hồ Quý Ly? Ý nghĩa, tác dụng của cải cách đó
a) Những cải cách của Hồ Quý Ly:
- Về chính trị:
+ Cải tổ hàng ngũ và võ quan
+ Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn. Quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền và các cấp
+ Cử quan triều đình về các lộ nắm tình hình
- Về kinh tế tài chính: Phát hành tiền giấy, ban hành chính sách “hạn điền”, quy định lại thuế đinh, thuế ruộng
- Về xã hội: Ban hành chính sách “hạn nô”, bắt nhà giàu bán thóc cho dân
- Về văn hóa, giáo dục: Dịch chữ Hán ra chữ Nôm, sửa đổi chế độ học tập, thi cử
- Về quân sự: Thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng
b) Ý nghĩa, tác dụng cải cách của Hồ Quý Ly:
- Hạn chế tập trung ruộng đất của quý tộc, địa chủ
- Tăng nguồn thu nhập và quyền lực của nhà nước
Câu 6: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của nhà Trần để lại nhiều bài học, kinh nghiệm, bài học nào là sâu sắc nhất? Vì sao? 
Bài học sâu sắc nhất là: chăm lo sức dân, tạo nên khối đoàn kết toàn dân, dựa vào dân đánh giặc. Vì nhờ những điều trên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, củng cố niềm tin của nhân dân.
#Lâm

mik cần 1 ctrlhn để lên hỉu bik:<

Câu 1:

- Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu. Chính quyền không còn chăm lo đến đời sống nhân dân như trước, hầu hết quan lại lao vào ăn chơi xa đọa.

- Lụt lội, hạn hán, mất mùa liên tiếp xảy ra. Đời sống nhân dân khổ cực, nhiều nơi nhân dân đã nổi dậy đấu tranh.

=> Các thế lực phong kiến nổi lên ở nhiều nơi. Nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn nên đã tạo điều kiện và thời cơ cho họ Trần buộc Lý Chiêu Hoàng (vị vua cuối cùng của nhà Lý) phải nhường ngôi cho Trần Cảnh vào tháng 12-1226.

=> Nhà Trần thành lập.

Câu 2:

Giống nhau:cùng thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông" 
-Khác nhau:
+Quân đội nhà trần được chia làm hai loại:cấm quân và quân ở các lộ,cấm quân là đạo quân bảo vệ kinh thành,triều đình và vua.chính binh đóng ở các lộ đồng bằng,phiên binh đóng ở các lộ miền núi,hương binh đóng ở các làng,xã.khi có chiến tranh,còn có các quân đội của các vương hầu
+Quân đội nhà lý chỉ được phân chia thành hai loại:cấm quân và quân địa phương.
+Quân đội nhà trần được xây dựng theo chủ trương:"quân lính cốt tinh nhuệ,không cốt đông

Câu 3:

* Giống nhau:

- Cả hai lần nhà Trần đều huy động nhân dân thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.

- Khi thế giặc mạnh, chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị cho trận chiến chiến lược.

* Khác nhau:

- Trong lần 3, nhà Trần chủ động mai phục và tiêu diệt đoàn thuyền chở quân lương của giặc, đẩy chúng lâm vào tình thế khó khăn, thiếu thốn.

- Chủ động xây dựng trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng, tiêu diệt gọn lực lượng quân giặc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

Câu 4:

*Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

- Vua tôi nhà Trần đồng lòng kháng chiến

- Công cuộc chuẩn bị kháng chiến chu đáo, toàn diện về mọi mặt của nhà Trần.

- Có sự lãnh đạo tài tình của nhà quân sự thiên tài: Trần Hưng Đạo, vua nhà Trần với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

- Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.

* Ý nghĩa

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên

- Góp phần xây đắp truyền thống quân sự VN\

- Để lại bài học vô cùng quý giá, đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân, là sự quan tâm nhà nước, dựa vào dân để đánh giặc

- Bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, khẳng định sức mạnh dân tộc

Câu 5:

Ý nghĩa, tác dụng cải cách của Hồ Quý Ly

Trước tình trạng suy sụp của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, Hồ Quý Ly đã thực hiện cuộc cải cách khá toàn diện để đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.

- Tác dụng:

+ Ổn định tình hình xã hội.

+ Hạn chế tập trung ruộng đất của quý tộc.

+ Văn hóa, giáo dục mang đậm tính dân tộc.

+ Làm suy yếu thế lực họ Trần.

- Hạn chế:

Chưa triệt để, chưa phù hợp với thực tế, chưa giải quyết dược những yêu cầu bức thiết của cuộc sống của đông đảo nhân dân, không hợp với lòng dân.

=> Triều Hồ khó vững.

* Cải cách:

a) Về chính trị:

- Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần nhưng có tài năng và thân cận với mình.

- Hồ Quý Ly cho đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cụ thể, rõ ràng cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tình hình làm việc của quan lại để thăng hay giáng chức.

b) Về kinh tế tài chính:

- Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng.

- Ban hành chính sách hạn điền.

- Quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.

c) Về xã hội:

- Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

- Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân. 

d) Về văn hoá, giáo dục:

- Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.

- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ.

- Sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.

e) Về quân sự: thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng.

Câu 6:

Bài học sâu sắc nhất là: chăm lo sức dân, tạo nên khối đoàn kết toàn dân, dựa vào dân đánh giặc. Vì nhờ những điều trên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, củng cố niềm tin của nhân dân.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm