Câu 1. Nhà Tống quyết tâm xâm chiếm Đại Việt xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây? A. Do nhà Lý không chấp nhận tước vương của nhà Tống. B. Do sự xúi giục của Cham - pa. C. Do khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các tộc người Liêu, Hạ. D. Do giai đoạn này nhà Tống hùng mạnh. Câu 2. Trước tình hình nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo nào? A. Đánh du kích. B. Phòng thủ. C. Đánh lâu dài. D. “Tiến công trước để tự vệ”. Câu 3. Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách: A. Thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. B. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng. C. Kí hòa ước kết thúc chiến tranh. D. Chờ thời cơ tiêu diệt tận gốc quân Tống. Câu 4. Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống KHÔNG xuất phát từ lí do nào sau đây? A. Sông Như Nguyệt là một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua. B. Gây khó khăn cho quân Tống vì lực lượng chủ yếu là bộ binh. C. Dựa trên truyền thống đánh giặc trên sông của các triều đại trước. D. Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long. Câu 5. Thời Trần bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ: A. Quân chủ trung ương tập quyền. B. Phong kiến phân quyền. C. Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền. D. Vua nắm quyền tuyệt đối. Câu 6. Bộ luật được ban hành dưới thời Trần có tên là A. Luật hình. B. Luật Hồng Đức. C. Quốc triều hình luật. D. Hình thư. Câu 7. Nhà Trần là triều đại đầu tiên trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam tạo ra: A. Chế độ “ngụ binh ư nông”. B. Chế độ Thái thượng hoàng. C. Chế độ quân chủ chuyên chế. D. Chế độ luật pháp. Câu 8: Chức quan Hà đê sứ thời Trần có chức năng là gì? A. Phụ trách công việc đắp đê, bảo vệ tu bổ đê. B. Phụ trách khuyến khích sản xuất nông nghiệp. C. Phụ trách khai hoang. D. Phụ trách khám, chữa bệnh cho nhà vua. Câu 9. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ nhất, nhân dân Thăng Long được lệnh của triều đình đã thực hiện kế sách: A. Vườn không nhà trống. B. Tiến đánh quyết liệt kẻ thù. C. Tấn công đồn lương của địch. D. Chặn đánh quân địch ở kinh thành. Câu 10. Trong đợt phản công quân Nguyên lần 2 (từ tháng 5 - 1285), quân dân nhà Trần đã giành thắng lợi lớn ở A. Đông Bộ Đầu và Tây Kết. B. Tây Kết, Hàm Tử và Chi Lăng - Xương Giang. C. Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương và Thăng Long (Hà Nội). D. Vân Đồn (Quảng Ninh), Thiên Trường (Nam Định). Câu 11. Hội nghị Diên Hồng do triều Trần tổ chức đã triệu tập những ai để bàn kế hoạch đánh giặc? A. Các quan lại có uy tín. B. Các vương hầu, quý tộc. C. Đại biểu cho mọi tầng lớp nhân dân. D. Các bậc phụ lão có uy tín. Câu 12. “Đầu thần chưa rơi xuống, xin bệ hạ đừng lo”. Đó là câu nói của ai? A. Trần Quốc Tuấn. B. Trần Bình Trọng. C. Trần Quốc Toản. D. Trần Thủ Độ. Câu 13. Tại sao khi thực hiện xâm lược Việt Nam lần thứ hai, quân Nguyên lại đánh Cham-pa trước khi đánh Đại Việt? A. Làm bàn đạp tấn công vào phía Nam Đại Việt. B. Không muốn hứng chịu thất bại ngay từ đầu. C. Làm cầu nối xâm lược các nước phía Bắc Trung Quốc. D. Đánh bại ý chí của quân dân nhà Trần. Câu 14. Nguyên nhân quyết định đến sự thắng lợi của các cuộc kháng chiến thời Lý - Trần là A. Do vũ khí của ta hiện đại hơn địch. B. Quân lính của ta đông hơn địch. C. Nhân dân ta đoàn kết, yêu nước, chiến đấu dũng cảm, có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo, có người chỉ huy giỏi. D. Nhân dân ta quen với địa hình và khí hậu của mình.

2 câu trả lời

Câu 1. Nhà Tống quyết tâm xâm chiếm Đại Việt xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

A. Do nhà Lý không chấp nhận tước vương của nhà Tống.

B. Do sự xúi giục của Cham - pa.

C. Do khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các tộc người Liêu, Hạ.

D. Do giai đoạn này nhà Tống hùng mạnh.

Câu 2. Trước tình hình nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt đã thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo nào?

A. Đánh du kích.

B. Phòng thủ.

C. Đánh lâu dài.

D. “Tiến công trước để tự vệ".

Câu 3. Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách:

A. Thương lượng, đề nghị “giảng hòa”.

B. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.

C. Kí hòa ước kết thúc chiến tranh.

D. Chờ thời cơ tiêu diệt tận gốc quân Tống.

Câu 4. Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống KHÔNG xuất phát từ lí do nào sau đây?

A. Sông Như Nguyệt là một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua.

B. Gây khó khăn cho quân Tống vì lực lượng chủ yếu là bộ binh.

C. Dựa trên truyền thống đánh giặc trên sông của các triều đại trước.

D. Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long.

Câu 5. Thời Trần bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ:

A. Quân chủ trung ương tập quyền.

B. Phong kiến phân quyền.

C. Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền.

D. Vua nắm quyền tuyệt đối.

Câu 6. Bộ luật được ban hành dưới thời Trần có tên là

A. Luật hình.

B. Luật Hồng Đức.

C. Quốc triều hình luật.

D. Hình thư.

Câu 7. Nhà Trần là triều đại đầu tiên trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam tạo ra

A. Chế độ “ngụ binh ư nông”.

B. Chế độ Thái thượng hoàng.

C. Chế độ quân chủ chuyên chế.

D. Chế độ luật pháp.

Câu 8: Chức quan Hà đê sứ thời Trần có chức năng là gì?

A. Phụ trách công việc đắp đê, bảo vệ tu bổ đê.

B. Phụ trách khuyến khích sản xuất nông nghiệp.

C. Phụ trách khai hoang.

D. Phụ trách khám, chữa bệnh cho nhà vua.

Câu 9. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ nhất, nhân dân Thăng Long được lệnh của triều đình đã thực hiện kế sách:

A. Vườn không nhà trống.

B. Tiến đánh quyết liệt kẻ thù.

C. Tấn công đồn lương của địch.

D. Chặn đánh quân địch ở kinh thành.

Câu 10. Trong đợt phản công quân Nguyên lần 2 (từ tháng 5 - 1285), quân dân nhà Trần đã giành thắng lợi lớn ở:

A. Đông Bộ Đầu và Tây Kết.

B. Tây Kết, Hàm Tử và Chi Lăng - Xương Giang.

C. Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương và Thăng Long (Hà Nội).

D. Vân Đồn (Quảng Ninh), Thiên Trường (Nam Định).

Câu 11. Hội nghị Diên Hồng do triều Trần tổ chức đã triệu tập những ai để bàn kế hoạch đánh giặc?

A. Các quan lại có uy tín.

B. Các vương hầu, quý tộc.

C. Đại biểu cho mọi tầng lớp nhân dân.

D. Các bậc phụ lão có uy tín.

Câu 12. “Đầu thần chưa rơi xuống, xin bệ hạ đừng lo”. Đó là câu nói của ai?

A. Trần Quốc Tuấn.

B. Trần Bình Trọng.

C. Trần Quốc Toản.

D. Trần Thủ Độ.

Câu 13. Tại sao khi thực hiện xâm lược Việt Nam lần thứ hai, quân Nguyên lại đánh Cham-pa trước khi đánh Đại Việt

A. Làm bàn đạp tấn công vào phía Nam Đại Việt.

B. Không muốn hứng chịu thất bại ngay từ đầu.

C. Làm cầu nối xâm lược các nước phía Bắc Trung Quốc.

D. Đánh bại ý chí của quân dân nhà Trần.

Câu 14. Nguyên nhân quyết định đến sự thắng lợi của các cuộc kháng chiến thời Lý - Trần là:

A. Do vũ khí của ta hiện đại hơn địch.

B. Quân lính của ta đông hơn địch.

C. Nhân dân ta đoàn kết, yêu nước, chiến đấu dũng cảm, có chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo, có người chỉ huy giỏi.

D. Nhân dân ta quen với địa hình và khí hậu của mình.

`\text{#Kevin}`

1 C

2 D

3 A
4 C
5 A
6 D
7 B
8 B
9 A
10 C
11 D
12 D
13 A
14 C
Bạn đọc sgk sử 7 bài 11,13,14 để hiểu hơn nha .Chúc bạn học tốt

Câu hỏi trong lớp Xem thêm