Câu 1: Nêu những nguyên nhân làm cho tài nguyên nước trên thế giới hiện nay đang bị ô nhiễm ? Là học sinh em cần làm gì để góp phần bảo vệ sự trong sạch của nguồn nước Câu 2: khí hậu môi trường hoang mạc và môi trường vùng núi có đặc điểm gì nổi bật?

2 câu trả lời

NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC TRẦM TRỌNG

Ô nhiễm môi trường nước là tình trạng nước bị các chất độc hại xâm chiếm. Chúng được hình thành từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Cũng như ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước để lại nhiều hậu quả to lớn đến sức khỏe của con người, các sinh vật trong nước nhiễm độc hàng loạt... Vậy những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước là gì? Điều này đang gây ảnh hưởng như thế nào đến đời sống, sức khỏe của con người hiện nay?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay,trong đó có hai nguyên nhân chính, gây tác động mạnh nhất là con người và tự nhiên.

Mục lục

  • Nguyên nhân nhân tạo từ con người và sản xuất tác động đến môi trường nước
    • 1. Từ con người 
    • 2. Từ sản xuất nông nghiệp
    • 3. Từ sản xuất công nghiệp
  • Nguyên nhân tự nhiên tác động đến môi trường nước
  • Biện pháp khắc phục những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

 

Nguyên nhân nhân tạo từ con người và sản xuất tác động đến môi trường nước

Do không xử lý các chất thải của con người, các chất thải ở khu xí nghiệp và khu chế xuất, khai thác các khoáng sản, dầu mỏ, dầu khí nên làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề sức khỏe và cuộc sống của con người. Kể cả những khu chế biến thủy sản, chất thải khu giết mổ, chế biến thực phẩm và hoạt động lưu thông với khí thải hóa chất cặn sau sử dụng cũng góp phần gây ô nhiễm nguồn nước. 

Hình ảnh ô nhiễm nguồn nước do tác động xấu từ con người

1. Từ con người 

Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, bệnh viện,  khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. thải ra môi trường mà không qua xử lý. Ở các nước phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số khoảng 5 % trong khi đó tỷ lệ gia tăng dân số ở các nước đang phát triển là hơn 2%. 

Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ, chất dinh dưỡng, chất rắn). Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nói chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường. 

2. Từ sản xuất nông nghiệp

Các hoạt động nông nghiệp như chăn nuôi gia súc, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác. Thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại, có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt. 

Hình ảnh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm nguồn nước

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gấp ba lần liều lượng khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Thiodol, Monitor... Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động.

Hiện nay việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan trong nông nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất tồn dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới lượng nước. 

Đa số nông dân không có kho cất bảo quản thuốc, thuốc khi mua chưa sử dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, nguồn nước sinh hoạt. Đa số vỏ chai thuốc trừ sâu sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán phế liệu.

3. Từ sản xuất công nghiệp

Các chất thải, nước thải, từ hoạt động sản xuất công nghiệp do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo các khu công nghiệp được thành lập, do đó lượng rác thải, nước thải của các hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều và chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường hay các con sông, nguồn nước gây ảnh hưởng tới chất lượng nước hiện nay. 

Nước thải sản xuất công nghiệp cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam

Nguyên nhân tự nhiên tác động đến môi trường nước

Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị co là nguyên nhân gây ô nhiễm nước. Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt... hoặc do ccasc sản phẩm hoạt động sống của sinh vật chưa kể xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó sẽ ngấm sâu vào nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm, hoặ theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.

Thiên tai, lũ lụt là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước hiện nay

Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất bẩn, cáu cặn trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hó chất trước đây đã được cất giữ.

Lụt lội kéo dài có thể ô nhiễm nặng nề hơn do hóa chất dùng trong nông nghiệp, khu công nghiệp phế thải, ô nhiễm do hóa chất... Ô nhiễm nguồn nước do các yếu tố tự nhiên (Núi lửa, bão lụt, xói mòn...) có thể sẽ rất nghiêm trọng.

Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính địa chất của nguồn nước ví dụ như nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm, nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều canxi...

Biện pháp khắc phục những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước

Người dân nên ngày càng ý thức hơn về bảo vệ môi trường sống của mình, các công ty xí nghiệp nên có các bể xử lý nguồn nước thải trước khi xả ra môi trường. Các cơ quan chức năng, đoàn thể cần thường xuyên đôn đốc kiểm tra các công ty để tránh tình trạng vì lợi nhuận mà các công ty không chấp hành luật bảo vệ môi trường. 

Ngoài ra, người dân cũng nên tự bảo vệ sức khỏe gia đình bằng hệ thống lọc nước giếng khoan gia đình, máy lọc xử lý nước để có thể loại bỏ hoàn toàn các chất cặn bẩn, chất độc hại, các kim loại nặng... tạo nước tinh khiết để uống nước,  trực tiếp không cần đun nấu. 

Trên đây là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước hiện nay, hi vọng thông qua bài viết này mọi người có thể có ý thức hơn để bảo vệ môi trường nước trong sạch, an toàn hơn. Vì nguồn nước trong sạch là điều thiết yếu để có được một cuộc sống khỏe mạnh.

Câu 2: Khí hậu môi trường hoang mạc:

Khí hậu cực kì khô hạn, thể hiện ở lượng mưa rất ít và lượng bốc hơi cao.

Tính khắc nghiệt của khí hậu còn thể hiện ở nhiệt độ chênh lệch rất lớn giữa ngày và đêm, giữa mùa đông và mùa hè.

Khí hậu môi trường vùng núi:

a.Môi trường vùng núi thay đổi theo độ cao và hướng sườn núi:

– Theo độ cao:

+ Càng lên cao nhiệt độ càng giảm ( lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC )đọ ẩm và khí áp giảm. Vì vậy khí hậu cũng thay đổi. Tuỳ theo vùng nhiệt hay ôn đới mà sự thay đổi theo độ cao cũng sẽ khác nhau.    

+ Sự thay đổi của khí hậu dẫn đến sự thay đổi về thực vật. Ở nhiệt đới, dưới 900m là rừng rậm, từ 900m đến 1600m là rừng cận nhiệt, từ 1600 đến 3000m là rừng hổn giao… từ 5500m trở lên là băng tuyết vĩnh cữu. Ở ôn đới cũng tương tự nhưng độ cao thấp hơn.

+ Sự thay đổi khí hậu, thực vật theo độ cao của vùng núi cũng giống như sự thay đổi theo độ vỹ.

– Theo hướng sườn núi:

+ Những sườn núi đón gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tươi tốt hơn  những sườn núi đón gió lạnh hoặc khuất gió.

+ Ở ôn đới  những sườn núi đón ánh nắng có cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn sườn núi khuất nắng.

b. Môi trường vùng núi có độ dốc lớn  nên có một số thiên tai, khó khăn cho đời sống con người.

Bạn tham khảo nhé!

Câu 1.Nguyên nhân nhân tạo từ con người và sản xuất tác động đến môi trường nước

Do không xử lý các chất thải của con người, các chất thải ở khu xí nghiệp và khu chế xuất, khai thác các khoáng sản, dầu mỏ, dầu khí nên làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề sức khỏe và cuộc sống của con người. Kể cả những khu chế biến thủy sản, chất thải khu giết mổ, chế biến thực phẩm và hoạt động lưu thông với khí thải hóa chất cặn sau sử dụng cũng góp phần gây ô nhiễm nguồn nước. 

1. Từ con người 

Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, bệnh viện,  khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. thải ra môi trường mà không qua xử lý. Ở các nước phát triển, tỷ lệ gia tăng dân số khoảng 5 % trong khi đó tỷ lệ gia tăng dân số ở các nước đang phát triển là hơn 2%. 

Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ, chất dinh dưỡng, chất rắn). Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nói chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường. 

2. Từ sản xuất nông nghiệp

Các hoạt động nông nghiệp như chăn nuôi gia súc, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác. Thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại, có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt. 

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gấp ba lần liều lượng khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Thiodol, Monitor... Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động.

Hiện nay việc sử dụng phân hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật tràn lan trong nông nghiệp làm cho nguồn nước cũng bị ảnh hưởng. Lượng hóa chất tồn dư sẽ ngấm xuống các tầng nước ngầm gây ảnh hưởng tới lượng nước. 

Đa số nông dân không có kho cất bảo quản thuốc, thuốc khi mua chưa sử dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, nguồn nước sinh hoạt. Đa số vỏ chai thuốc trừ sâu sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được gom để bán phế liệu.

3. Từ sản xuất công nghiệp

Các chất thải, nước thải, từ hoạt động sản xuất công nghiệp do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng phát triển kéo theo các khu công nghiệp được thành lập, do đó lượng rác thải, nước thải của các hoạt động công nghiệp ngày càng nhiều và chưa được xử lý triệt để thải trực tiếp ra môi trường hay các con sông, nguồn nước gây ảnh hưởng tới chất lượng nước hiện nay. 

*Cần làm

Không xả rác , nên ngày càng ý thức hơn về bảo vệ môi trường sống của mình, tuyên truyền về việc các công ty xí nghiệp nên có các bể xử lý nguồn nước thải trước khi xả ra môi trường. Các cơ quan chức năng, đoàn thể cần thường xuyên đôn đốc kiểm tra các công ty để tránh tình trạng vì lợi nhuận mà các công ty không chấp hành luật bảo vệ môi trường. 
Câu 2.
*Vùng núi:

ở vùng núi, khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao. Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C. Từ trên độ cao khoảng 3000m ở đới ôn hoà và khoảng 5500 m ở đới nóng là nơi có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao, gần giống như khi chúng ta đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.

Khí hậu và thực vật còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi lớn gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng.
Trên các sườn núi có độ dốc lớn dễ xảy ra lũ quét, lở đất... khi mưa to kéo dài, đe doạ cuộc sống của người dân sống ờ các thung lũng phía dưới. Độ dốc lớn còn gây trở ngại cho việc đi lại và khai thác tài nguyên ở vùng núi.

*Hoang mạc:
Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc: lượng mưa rất ít; biên độ nhiệt năm rất lớn.