Câu 1: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước và ở cạn. Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm? Trình bày sự sinh sản ở ếch. Câu 2: Nêu vai trò của lưỡng cư đối với đời sống con người? Giải thích vì sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày? Câu 3: Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn. Xác định vai trò của thân và đuôi thằn lằn. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng phân biệt ba bộ thường gặp trong lớp Bò Sát. Nêu vai trò của lớp Bò Sát. Câu 4: Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu và nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay. So sánh sự sinh sản của thằn lằn và chim bồ câu. Câu 5: So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn của chim. Nêu các đặc điểm cấu tạo và đời sống của nhóm Chim chạy, Chim bơi và chim bay. Trình bày vai trò của lớp Chim. Câu 6: Hãy nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống. Giải thích tại sao con thỏ chạy không dai sức bằng thú ăn thịt song trong một số trường hợp vẫn thoát khỏi được nanh vuốt của con vật săn mồi? Câu 7: Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh. Câu 8: Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo và tập tính của thú mỏ vịt và kanguru thích nghi với đời sống của chúng. Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay và của cá voi thích nghi với đời sống trong nước. Câu 9: Dựa vào bộ răng hãy phân biệt ba bộ thú: Ăn sâu bọ, gặm nhấm và ăn thịt? Câu 10: Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của thú Móng guốc. Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ. Hãy minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của thú. giup tui đi mà 11 h ko xong là tui chết mất

2 câu trả lời

Đáp án + Giải thích các bước giải:

Câu 1:Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước và ở cạn. Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm? Trình bày sự sinh sản ở ếch.

- Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:

+ Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước

+ Da trần, phủ chất nhầy và ẩm,dễ thấm khí.

+ Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)

- Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

+ Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)

+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.

+ Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.

- Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì:

+ Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết.

+ Ếch bắt mồi vào ban đêm vì mắt của ếch kém chỉ nhìn thấy mồi động và không nhìn thấy gì khi bị chiếu sáng.

+ Thức ăn chủ yếu của ếch là sâu bọ, sâu bọ hoạt động vào ban đêm nên ếch dễ dàng kiếm được mồi. Ngoài ra vào ban đêm, độ ẩm thường cao hơn, nhiệt độ thấp hơn ban ngày nên cơ thể ếch ít bị thoát hơi nước nên có thể lên bờ lâu hơn.

- Sự sinh sản của ếch:

+ Thời điểm ếch sinh sản: cuối xuân, sau những trận mưa đầu hạ.

+ Ếch đực kêu "gọi ếch cái" để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng tìm đến bờ nước để đẻ.

+ Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh tới đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự thụ tinh ngoài.

+ Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc.

Câu 2: Nêu vai trò của lưỡng cư đối với đời sống con người? Giải thích vì sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của

- Vai trò của lưỡng cư đối với đời sống con người : 

+ Tiêu diệt sâu bọ có hại

+ Làm thực phẩm

+ Làm thuốc

- vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày :

+ Phần lớn là các loài chim đi kiếm ăn vào ban ngày, trong khi đó đại đa lưỡng cư không có đuôi, là cá thể có số loài lớn nhất trong lớp lưỡng cư lại đi kiếm mồi vào ban đêm nên sẽ tiêu diệt được một phần lớn số lượng sâu bọ.

Câu 3: Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn. Xác định vai trò của thân và đuôi thằn lằn. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng phân biệt ba bộ thường gặp trong lớp Bò Sát. Nêu vai trò của lớp Bò Sát.

- Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn và xác định vai trò của thân và đuôi thằn lằn : 

+ Da khô, có vảy sừng: tránh mất nước.

+ Cổ dài: tăng khả năng quan sát.

+ Mắt có mi cử động và có tuyến lệ: tránh khô mắt.

+ Bàn chân có 5 ngón

+  Chân có vuốt sắc: để bám vào nền khi di chuyển.

+ Màng nhĩ nằm sau trong hốc tai: bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ.

+Thân dài và đuôi rất dài: định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.

- Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng phân biệt ba bộ thường gặp trong lớp Bò Sát.

+ Bộ lưỡng cư có đuôi

+ Bộ lưỡng cư không đuôi

+ Bộ lưỡng cư không chân

- Vai trò của lớp Bò Sát :

+ có ích cho nông nghiệp

+ có giá trị thực phẩm 

+ làm thuốc

+ làm đồ mĩ nghệ 

+ một số ít có hại

Câu 4: Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu và nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay. So sánh sự sinh sản của thằn lằn và chim bồ câu.

- Những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay:

+ Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay.

+ Chi trước trở thành cánh→ để bay.

+ Cơ thể được bao bọc bởi lông vũ xốp, nhẹ→ giảm trọng lượng cơ thể.

+ Cánh và đuôi có lông ống, phiến lông rộng→ giúp hình thành cánh và bánh lái (đuôi) giúp chim bay.

+ Mỏ bao bọc bởi chất sừng, hàm không răng: đầu nhẹ.

+ Cổ dài, đầu linh hoạt→ quan sát tốt khi bay.

+ Chi sau 3 ngón linh hoạt→ bám chắc vào cành cây khi hạ cánh 

- So sánh sự sinh sản của thằn lằn và chim bồ câu.

- Giống nhau : 

+ Thụ tinh trong

+ Đẻ trứng

Khác nhau

- Chim bồ câu :  

+ Đẻ ít trứng hơn thằn lằn bóng đuôi dài

+ Trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ

Câu 5: Hình

Câu 7: Nêu ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh.

- Ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh là :

+ Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng.

+ Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển.

+ Con non được nuôi bằng sữa mẹ, có sự bảo vệ của mẹ trong giai đoạn đầu đời.

+ Tỷ lệ sống sót của con non cao hơn.

Câu 8: Hãy so sánh đặc điểm cấu tạo và tập tính của thú mỏ vịt và kanguru thích

Thú mỏ vịt:

* Đặc điểm cấu tạo:

- Mỏ vịt, bộ lông dày không thấm nước, chân có màng bơi, thích nghi với đời sống ở nước

- Chưa có vú, tuyến sữa nằm ở bụng
* Tập tính:

- Đẻ trứng, chăm sóc con non

- Thú con ép mỏ vào bụng mẹ cho sữa chảy ra rồi liếm
- Săn mồi

Kanguru:

* Đặc điểm cấu tạo:

- Chi sau to khở, đuôi to dài giúp giữ thăng bằng khi chạy nhảy, thích nghi với điều kiện sống ở đồng cỏ
- Có vú nằm ở bên trong túi da ở bụng
* Tập tính:
- Đẻ con, chăm sóc con non

- Thú sơ sinh lần tìm và chui vào túi da, ngoạm chặt vú mẹ để sữa chảy vào miệng (bú thụ động)
- Ăn cây, lá, cỏ

Câu 9: Dựa vào bộ răng hãy phân biệt ba bộ thú: Ăn sâu bọ, gặm nhấm và ăn thịt?

* Dựa vào bộ răng để phân biệt ba bộ thú:

- Bộ ăn sâu bọ: Các răng đều nhọn.

- Bộ gặm nhấm: Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm.

- Bộ ăn thịt: Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp, bền và sắc.

Câu 10: Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của thú Móng guốc. Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ. Hãy minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của thú.

* Đặc điểm đặc trưng của thú Móng guốc là :

- Số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc.

- Di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng, chỉ những đốt cuối của ngón chân có guốc mới chạm đất (diện tích tiếp xúc với đất hẹp).

* Phân biệt thú Guốc chẵn và thú Guốc lẻ.

#HĐ247

#nguyetphan52

Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:

     + Đầu dẹp, nhọn khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước

     + Da trần, phủ chất nhầy và ẩm,dễ thấm khí.

     + Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)

  -   Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:

     + Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)

     + Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.

     + Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.

Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì:

- Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết.

- Ếch bắt mồi vào ban đêm vì mắt của ếch kém chỉ nhìn thấy mồi động và không nhìn thấy gì khi bị chiếu sáng.

Thức ăn chủ yếu của ếch là sâu bọ, sâu bọ hoạt động vào ban đêm nên ếch dễ dàng kiếm được mồi. Ngoài ra vào ban đêm, độ ẩm thường cao hơn, nhiệt độ thấp hơn ban ngày nên cơ thể ếch ít bị thoát hơi nước nên có thể lên bờ lâu hơn.

Ếch đượcc xếp vào loài lưỡng cư vì ếch có thể thích nghi được cả 2 môi trường : nước và cạn

Sự sinh sản:

 Thời điểm ếch sinh sản: cuối xuân, sau những trận mưa đầu hạ.

Ếch đực kêu "gọi ếch cái" để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng tìm đến bờ nước để đẻ.

Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh tới đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là sự thụ tinh ngoài.

Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhày nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc 

câu 2 : 

vai trò lưỡng cư của con người là :

Có lợi cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng

Có giá trị thực phẩm

Là vật thí nghiệm trong sinh học

Là chế phẩm dược phẩmvì Đa số loài chim kiếm mồi vào ban ngày còn đa số lưỡng cư không đuôi (có số loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư) đi kiếm ăn về ban đêm, tiêu diệt được một số lượng lớn sâu bọ, nên bổ sung cho hoạt động của chim vào ban ngày.

câu 3 : 

Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:

Da khô, có vảy sừng: tránh mất nước.

Cổ dài: tăng khả năng quan sát.

Mắt có mi cử động và có tuyến lệ: tránh khô mắt.

Chân có vuốt sắc: để bám vào nền khi di chuyển.

Màng nhĩ nằm sau trong hốc tai: bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ.

Thân dài, đuôi rất dài: định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.

Xác định vai trò của thân và đuôi của thằn lằn bóng đuôi dài:

+khi thân và đuôi uốn mình bám sát vào  đất, tạo nên một lực ma sát vào đất đẩy con vật tiến lên. +Thân và Cả đuôi càng dài, thì sức đẩy của thân và đuôi lên mặt đất càng mạnh, con vật bò càng nhanh.

+ Vai trò của bò sát :
Có lợi:
_ Có ích lợi cho nông nghiệp như tiêu diệt sâu bọ, chuột đồng,...
_ Có giá trị thực phẩm cao như: thịt rắn, rùa, ba ba...
_ Làm dược phẩm như rượu rắn, mật trắn, nọc rắn độc...
_ Làm sản phẩm mĩ nghệ như: vảy đồi mồi, da cá sấu.

câu 4 :

Chim bồ câu trống có cơ quan giao cấu tạm thời (do xoang huyệt các lộn ra), thụ tinh trong, đẻ 2 trứng/1 lứa, trứng có vỏ đá vôi. Trứng thì được cả chim trống và chim mái ấp, chim non yếu, được nuôi bằng sữa diều của chim bố mẹ. 

chim bồ câu có Thân hình thoi (giảm sức cản không khí khi bay), chi trước biến thành cánh (quạt gió, cản không khí khi hạ cánh), lồng ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng (giúp cho cánh chim khi (lang ra tạo nên một diện tích rộng), mỏ sừng (làm cho đầu nhẹ).

+ Sinh sản chim bồ câu :  

-Thụ tinh trong, trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi.
-Có hiện tượng ấp trứng và nuôi con bằng sữa diều.

+ Sinh sản thằn lằn:

-Đẻ ít trứng ,trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng

-Thụ tinh trong

-Trứng nở thành con, phát triển trực tiếp

câu 5 : 

+ Kiểu bay vỗ cánh (bồ câu) : 

Đập cánh liên tục

Khả năng bay chủ yếu dựa vào sự vỗ cánh

 + Kiểu bay lượn (hải âu)

Cánh đập chậm rãi, không liên tục cánh dang rộng mà không đập

Khả năng bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi luồng gió

- Chim góp phần thụ phấn và phát tán cây rừng : VD: bói cá , chim cu ,... - Có ích cho nông nghiệp vì tiêu diệt các loại sâu bọ có hại : VD : chim sâu , cú mèo , cú lợn ,...

câu 6 

Bộ phận cơ thể : Bộ lông , Chi (có vuốt) , Giác quan

Đặc điểm cấu tạo ngoài : 

- Bộ lông mao, dày, xốp 

- Chi trước ngắn.

- Chi sau dài khỏe.

- Mũi thính và lông xúc giác nhạy cảm.

- Tai rất thính có vành tai lớn, dài cử động được theo các phía.

Sự thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù : 

bộ lông Che chở và giữ nhiệt cho cơ thể.

Chi (có vuốt) Dùng để đào hang. Bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi.

Giác quan Phối hợp cùng khứu giác giúp thỏ thăm dò thức ăn hoặc môi trường.Định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù

Lời giải chi tiếtThỏ khi bị rượt đuổi thường chạy theo hình chữ Z làm kẻ thù bị mất đà nên không thể vồ được nó. Lúc này kẻ thù lao lên một hướng khác nên thỏ có thể nhanh chóng lẩn vào bụi rậm.

câu 7 : 

Ưu điểm của sự thai sinh so với sự đẻ trứng và noãn thai sinh là : - Thai sinh không bị lệ thuộc vào lượng noãn hoàng có trong trứng như các động vật có xương sống đẻ trứng. - Phôi được phát triển trong bụng mẹ an toàn và điều kiện sống thích hợp cho phát triển. 

câu 8 : 

Đặc điểm cấu tạo Mỏ vịt, bộ lông dày không thấm nước, chân có màng bơi, thích nghi với đời sống ở nước . Chưa có vú, tuyến sữa nằm ở bụng
Tập tính của mở vịt Đẻ trứng, chăm sóc con non . Thú con ép mỏ vào bụng mẹ cho sữa chảy ra rồi liếm . Săn mỗi 

Đặc điểm cấu tạo kanguru Chi sau to khở, đuôi to dài giúp giữ thăng bằng khi chạy nhảy, thích nghi với điều kiện sống ở đồng cỏ . Có vú nằm ở bên trong túi da ở bụng
Tập tính của kanguru Đẻ con, chăm sóc con non . Thú sơ sinh lần tìm và chui vào túi da, ngoạm chặt vú mẹ để sữa chảy vào miệng (bú thụ động) . Ăn cây, lá, cỏ

Đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay:

- Đuôi ngắn, thân ngắn và hẹp. Chân yếu có tư thế bám vào cành cây treo ngược cơ thể thuận tiện cho việc thả mình rơi tự do khi bắt đầu bay.

- Chi trước biến đổi thành cánh da: là một màng da rộng phủ lông mao thưa, mềm mại nối liền với cánh tay, ống tay, các xương bàn và các xương ngón (rất dài) với mình, chi sau và đuôi.

Đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống ở dưới nước được thể hiện: - Cơ thể hình thoi, lông gần như tiêu biến hoàn toàn, có lớp mỡ dưới da rất dày, cổ không phân biệt với thân, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc.

câu 9 :

Dựa vào bộ răng để phân biệt ba bộ thú: - Bộ ăn sâu bọ: Các răng đều nhọn. - Bộ gặm nhấm: Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm. - Bộ ăn thịt: Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp, bền và sắc.
câu 10 : 
đặc điểm của thú móng guốc là  Di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng, chỉ những đốt cuối của ngón chân có guốc mới chạm đất (diện tích tiếp xúc với đất hẹp). - Móng guốc có hai ngón chân giữa phát triển bằng nhau. ... - Móng guốc có một hoặc ba ngón chân giữa phát triển nhất.

- Phân biệt bọ guốc chẵn và bộ guốc lẻ :

+ Thú guốc chẵn : có hai ngón chân giữa phát triển bằng nhau, đa số sống theo đàn, có loài ăn tạp (lợn), ăn thực vật, nhiều loài nhai lại.

+ Thú guốc lẻ : có một ngón chân giữa phát triển hơn cả, ăn thực vật, không nhai lại, không có sừng, sống đàn (ngựa), có sừng, sống đơn độc (tê giác).

Vai trò của thú:

- Cung cấp nguồn dược liệu quý: VD: sừng, nhung (hươu nai,...), xương (hổ, gấu, hươu nai,...), mật gấu,...

- Cung cấp thực phẩm: VD: gà, lợn, dê,...

- Cung cấp nguyên liệu để làm đồ mĩ nghệ có giá trị:  VD: da, lông (báo, hổ,...), ngà voi, sừng (tê giác, trâu bò,...), xạ hương (tuyến hươu xạ, cầy giông, cầy hương,...)

- Làm vật lệu thí nghiệm :  VD:chuột bạch, chuột nhắt, khỉ,...)

- Có vai trò sức kéo quan trọng :  VD: ngựa, trâu, bò

- Tiêu diệt các loài động vật có hại cho nông nghiệp: VD: chồn, cầy, mèo rừng,...

Câu hỏi trong lớp Xem thêm