Câu 1: Nêu nguyên nhân, kể tên và ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí? Câu 2: So sánh chế độ quân chủ phương Đông và châu Âu có gì khác biệt? Câu 3: Vì sao nói dưới thời Đinh- Tiền Lê, nước ta đã xây dựng được nền kinh tế tự chủ? Em có nhận xét gì? Câu 4: Trình bày tình hình chính trị nước ta cuối thời Ngô? Câu 5: Hãy cho biết công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn trong công cuộc dựng nước và giữ nước? Câu 6: Lãnh địa phong kiến là gì?

2 câu trả lời

Câu 1 : 

Nguyên nhân của cuộc phát kiến địa lí:

Từ giữa thế kỉ XV, ở châu âu , nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc, đá quý và thị trường ngày một tăng.''Cơn sốt vàng'' là tiền đề đặc biệt quan trọng dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí  Ý nghĩa:

-Là một cuộc cách mạng trong giao thông và tri thức.Đem về cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá vô tận 

-Góp phần thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển  -Làm cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở châu Âu

Câu 2 :  

Giống nhau :

 - Ở phương Đông và phương Tây đều hình thành chế độ quân chủ. Thể chế nhà nước vua là người đứng đầu, có quyền lực cao nhất và đàn áp các giai cấp khác.  - Chế độ quân chủ ở phương Đông và phương Tây thì quyền hành tập trung vào tay vua, vua tăng thêm quyền là đàn áp các giai cấp bé hơn  

Khác nhau :  

- Ở phương Đông chế độ quân chủ có từ thời phong kiến.  - Ở phương Tây quyền lực của vua còn hạn chế ở các lãnh địa. Mãi đến thế kỉ 15 các quốc gia mới được thống nhất, quyền hành bắt đầu tập trung vào tay vua.

Câu 3 : 

- Đất nước độc lập, thống nhất... có điều kiện phát triển kinh tế.
- Nhà nước có những chính sách khuyến khích nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
- Đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao sức mua của nhân dân.
- Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

--> Khẳng định quyền tự chủ của nước ta, chúng ta đã có đồng tiền riêng và không phụ thuộc vào TQ nữa

Câu 4 :

- Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền, các phe phái nổi lên khắp nơi => Đất nước không ổn định.

- Năm 950, Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha nhưng do mâu thuẫn nội bộ uy tín nhà Ngô giảm sút.

- Năm 965, Ngô Xương Văn chết, các thế lực cát cứ nổi lên, đất nước rơi vào tỉnh trạng chia cắt. Sử cũ gọi là “Loạn 12 sứ quân”.

Câu 5 :

- Ngô Quyền (898-944) Đánh quân Nam Hán với chiến thắng Bặch Đằng vang dội. Ông lên ngôi và trị vì 6 năm . Lật đổ 1000 năm bắc thuộc. Ông góp công trong những buổi đầu xây dựng nền độc lập  Ông được tôn vinh là một trong 4 tứ hùng vương. 
- Đinh Bộ Lĩnh (924-979) Dẹp loạn 12 sứ quân. Thống nhất đất nước. Lên ngôi hoàng đế hiệu Đinh Tiên Hoàng. Ông là vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam. 
- Lê Hoàn (941-1005) Dẹp loạn Đinh Điền, Nguyễn Bặc và đánh tan quân Tống xâm lược. Lên ngôi xưng vương Lê Đại Hành. Ông là người có công mở mang nước Đại Cồ Việt lúc bấy giờ.

Câu 6 :

-Những vùng đất đai rộng lớn mà các quý tộc chiếm đoạt được đã nhanh chóng bị họ biến thành khu đất riêng của mình gọi là lãnh địa phong kiến. Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng.
-Lãnh địa phong kiến: là một đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

Câu trả lời: =>

Câu 1 :

*Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí là:

- Do yêu cầu phát triển của sản xuất, các thương nhân châu Âu cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.

- Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.

- Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu... là điều kiện để thực hiện các cuộc phát kiến địa lý.

*Ý nghĩa:

- Mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch loài người.

- Mở ra những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục.

- Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.

- Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

- Tuy nhiên, các cuộc phát kiến địa lí cũng làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

Câu 2:

Các quốc gia phương Đông và phương Tây đều theo chế độ quân chủ (do vua đứng đầu), nhưng khác nhau về mức độ và thời gian.
- Ở phương Đông, chế độ chuyên chế đã xuất hiện từ thời cổ đại, đến thời phong kiến, nhà nước quân chủ chuyên chế ngày càng hoàn thiện, quyền lực tập trung ngày càng cao trong tay vua (Hoàng đế, Đại vương, Thiên tử...).
- Ở phương Tây, thời cổ đại đã có các hình thức dân chủ, cộng hoà, đế chế, thực chất đều là quân chủ ; thời kì đầu là chế độ phong kiến phân quyền, từ thế kỉ XV chuyển sang chế độ phong kiến tập quyền.

Câu 3:

Vì:

- Đất nước độc lập, thống nhất... có điều kiện phát triển kinh tế.
- Nhà nước có những chính sách khuyến khích nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
- Đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao sức mua của nhân dân.
- Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Câu 4:

- Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền, các phe phái nổi lên khắp nơi => Đất nước không ổn định.

- Năm 950, Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha nhưng do mâu thuẫn nội bộ uy tín nhà Ngô giảm sút.

- Năm 965, Ngô Xương Văn chết, các thế lực cát cứ nổi lên, đất nước rơi vào tỉnh trạng chia cắt. Sử cũ gọi là “Loạn 12 sứ quân”.

Câu 5:

*Công lao của Ngô Quyền :

- Năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính thức kết thúc gần một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài.

- Sau khi chiến thắng oanh liệt, ông lên ngôi vua năm 939, sáng lập nhà Ngô.

- Là 1 trong 14 vị anh hùng dân tộc của lịch sử Việt Nam.

*Công lao của Đinh Bộ Lĩnh :

- Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn, trở thành vị hoàng đế đầu tiên sau thời Bắc thuộc.

- Lập ra triều đại nhà Đinh.

- Là 1 trong 14 vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

*Công lao của Lê Hoàn :

- Dẹp loạn Đinh Điền, Nguyễn Bặc.

- Đánh tan quân Tống xâm lược.

- Lên ngôi vua năm 980.

- Năm 1005, sáng lập ra nhà Tiền Lê nước Đại Cồ Việt.

- Là 1 trong 14 vị anh hùng dân tộc của lịch sử Việt Nam.

Câu 6:
*Lãnh địa phong kiến  : vùng đất rộng lớn do lãnh chúa làm chủ, trong đó có lâu đài và thành quách.

$ @Hnn $