Câu 1. Nêu đặc điểm vị trí, khí hậu của môi trường hoang mạc? Câu 2. Nêu sự thích nghi của động- thực vật với môi trường hoang mạc? Câu 3. Nêu đặc điểm vị trí, khí hậu của môi trường đới lạnh? Câu 4. Nêu sự khác nhau của đới lạnh ở 2 cực? Câu 5. Nêu đặc điểm động thực vật đới lạnh. Động vật đới lạnh thích nghi với đặc điểm môi trường bằng những cách nào? Câu 6. Con người thích nghi với môi trường đới lạnh như thế nào? Câu 7. Kể tên và nêu một số đặc điểm của châu lục và lục địa? Câu 8. Tại sao nói thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng? Câu 9. Nêu đặc điểm vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi? Câu 10. Nêu và giải thích đặc điểm khí hậu châu Phi? Câu 11. Trình bày và giải thích sự phân bố dân cư châu Phi? Câu 12. Những nguyên nhân nào đã kìm hãm sự phát triển kinh tế- xã hội châu Phi?
2 câu trả lời
1.
-Vị trí:Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo chí tuyến hoặc giữa đại lục Á-Âu.
- Khí hậu: Khô hạn, khắc nghiệt, đông thực vật nghèo nàn.
2.
Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường hoang mạc là:
- Thực vật và động vật thích nghi với sự khô hạn của hoang mạc bằng cách tự hè sự thoát nước, đồng thời tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. Một số loài cây rút ngắn chu kì sinh trưởng cho phù hợp với thời kì có mưa ngủi trong năm. Một số khác, lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự hơi nước. Một vài loài cây dự trữ nước trong thân như cây xương rồng nến khổng lồ ở Bắc Mĩ hay cây có thân hình chai ở Nam Mĩ. Phần lớn các loài cây hoang mạc có thân lùn thấp nhưng bộ rễ rất to và dài để có thể hút được nước sâu.
- Bò sát và côn trùng sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá. Chúng chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm. Linh dương, lạc đà... sống được là nhờ có khả năng du đói khát và đi xa tìm thức ăn, nước uống. Chính các cách thích nghi với điều kiện khô hạn đã tạo nên sự độc đáo của thế giới thực, động vật ở hoang mạc.
3.
-Vị trí đới lạnh : nằm khoảng từ 2 vòng cực đến 2 cực đặc điểm lạnh quanh năm, nhiệt độ và lượng mưa rất thấp, chủ yếu dưới dạng tuyết rơi, nhiều nơi lạnh dưới âm 10 độ C đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của trái đất vì nơi đây rất ít động vật sinh sống, thực vật rất hiếm.
4.
Điểm khác nhau:
– Đới lạnh ở Nam Cực có khí hậu lạnh hơn ở Bắc Cực. Các nhà khoa học đã xác định được nhiệt độ kỷ lục ở Nam Cực là -94,5 độ C vào thời điểm trên.
– Ở Nam Cực chủ yếu có động vật là chim cánh cụt ; còn Bắc Cực chủ yếu là hải cẩu, cá voi xanh.
– Môi trường ở Nam Cực là lục địa; Bắc Cực là hải dương.
-Về địa hình:
+Đới lạnh ở Nam Cực là lục địa
+Đới lạnh ở Bắc Cực là đại dương.
-Về nhiệt độ:
+Bắc Cực có nhiệt độ vào mùa đông là -34 độ C và mùa hè có thể tăng thêm vài độ.
+Nam Cực được coi là xứ sở lạnh nhất và còn lạnh hơn Bắc Cực. Nhiệt độ thấp nhất từng được ghi lại trên Trái Đất là -86 độ C
-Về động,thực vật:
+Bắc Cực có gấu trắng mà không có chim cánh cụt
+Nam Cực có chim cánh cụt mà không có gấu trắng.
-Khả năng tan của băng diễn ra nhanh hơn ở Bắc Cực
Sự thích nghi của động vật và thực vật đới lạnh:
5.
Thực vật: chỉ phát triển trong thời gian ngắn ngủi mùa hạ và chủ yếu ở vùng ven biển Bắc cực. Phần lớn cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu và địa y. Ở Nam cực ko có thực vật vì quá lạnh.
Động vật: có lớp lông dày hoặc lớp mỡ dày dưới da, sống thành đàn đông đúc để sưởi ấm cho nhau. Ngủ đông đẻ giảm tiêu hao năng lượng trong giai đoạn lạnh nhất, hoặc di cư đến nơi ấm áp hơn để tránh mùa đông.
- Thực vật: Còi cọc, thấp lùn, mọc xen giữa rêu và địa y. Thường mọc ở nơi kín gió và phát triển vào mùa hạ.
-Động vật: Có lớp mỡ dày, lông dày, ko thấm nước, một số loài ngủ đông để tránh rét.
6.
- Môi trường xích đạo ẩm có khí hậu nóng và ẩm quanh năm. Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng cao nhất và thấp nhất rất nhỏ (khoảng3°C), nhưng sự chênh lệch giữa nhiệ.t độ ban ngày và ban đêm lại tới 10°C. Lượng mưa trung bình năm từ 1500 đến 2500mm, mưa quanh
năm, càng gần Xích đạo mưa càng nhiều. Độ ẩm cũng rất cao, trung bình trên 80%, nên không khí ẩm ướt ngột ngạt.
-Rừng phát triển rậm rạp, có nhiều loài cây mọc thành nhiều tầng, có nhiều loại cây dây leo. Trong rừng có nhiều loài chim, thú sinh sống.
7.
Các lục địa và các châu lục
a) Lục địa
- Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu ki lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh.
- Trên thế giới có 6 lục địa: Á - Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ô-xtrây-li-a và Nam Cực.
b) Châu lục
- Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo chung quanh (phân chia chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị).
- Trên thế giới có 6 châu: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương và châu Nam Cực.
8.
Thế giới chúng ta đang sống thật đa dạng vì các quốc gia và vùng lãnh thổ luôn có sự khác nhau về tự nhiên, chế độ chính trị, khác nhau về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, văn hoá, về hình thức sản xuất, về trình độ văn minh, quan niệm sống và cả mức sống.
9.
vị trí địa lí
- Châu Phi nằm ở phía nam châu Âu
- Cách châu Á bởi kênh đào Xuy-ê và biển Đỏ
- Có đường xích đạo cắt ngang qua khoảng giữa châu lục.
Giới hạn
Giới hạn từ 37 độ 20' Bắc đến 34độ 51' Nam
10.
Khí hậu châu Phi nóng và khô nhất thế giới
Vì:
-Châu Phi nằm giữa hai chí tuyến và nằm hoàn toàn trong đới nóng.Nằm ở Xích Đạo là nơi được ánh sáng Mặt Trời chiếu nhiều nhất
-Diện tích Châu Phi rất rộng,hầu hết là hoang mạc
-Đường bờ biển ít bị cắt xẻ do chịu ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền
-Vị trí nằm chắn phía Bắc và Đông Nam gây ra hiện tượng khô
-Có dòng biển lạnh chảy qua, nước không bốc hơi được nên dù gần biển nhưng nó vẫn là hoang mạc nóng bức.
Châu Phi có các môi trường tự nhiên: Xích đạo ẩm, nhiệt đới, hoang mạc và môi trường địa trung hải.
- Sự phân bố của các môi trường tự nhiên:
+ Môi trường xích đạo ẩm: Gồm bồn địa Công-gô và một dải hẹp ở ven vịnh Ghi-nê.
+ Hai môi trường nhiệt đới: Nằm ở phía bắc và nam Xích đạo.
+ Hai môi trường hoang mạc: Gồm hoang mạc Xa-ha-ra ở Bắc Phi; hoang mạc Ca-la-ha-ri, hoang mạc Na-mip ở Nam Phi.
+ Hai môi trường địa trung hải: Gồm dãy At-lat và vùng đồng bằng ven biển Bắc Phi, vùng cực Nam châu Phi.
- Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo. Nguyên nhân: Do các đới khí hậu đối xứng qua xích đạo. Từ xích đạo về mỗi phía bắc và nam châu Phi đều có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới,...
11.
Phân bố rất không đều. Tập trung đông ở nông thôn và các thành phố lớn, thưa thớt nơi hoang mạc và rừng rậm…Cụ thể như sau:
- Mật độ dưới 2 người/km2: hoang mạc Xa-ha-ra, hoang mạc Na- mip và hoang mạc Ca-la-ha-ri.
- Từ 2 đến 20 người/km2: miền núi At-lat, đại bộ phận lãnh thổ châu Phi.
- Từ 21 đến 50 người/km2: ven vịnh Ghi-nê, lưu vực sông Ni-giê, quanh hồ Vich-to-ri-a.
- Trên 50 người/km2: vùng ven sông Nin.
Dân cư phân bố không đều là do:
- Hoang mạc hầu như không có người. Dân cư thường tập trung trong các ốc đảo, các đô thị có quy mô nhỏ và các đô thị này rất thưa thớt.
- Môi trường nhiệt đới có mật độ dân cư trung bình, có nhiều thành phố từ 1 đến 5 triệu dân.
- Môi trường xích đạo ẩm có mật độ dân cư khá cao, có những thành phố trên 5 triệu dân.
- Riêng vùng ven sông Nin có mật độ dân cư cao nhất, vì ở đây có châu thổ phì nhiêu.
12.nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế- xã hội châu Phi
- Sự bùng nổ dân số
- Xung đột tộc người.
- Đại dịch AIDS.
- Sự can thiệp của nước ngoài.
câu 1
- Vị trí: Nằm dọc hai bên đường chí tuyến, ở sâu trong lục địa và ven bờ có dòng biển lạnh hoạt động.
- Đặc điểm khí hậu:
+ Khí hậu hết sức khô hạn và khắc nghiệt.
+ Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa mùa đông và mùa hè lớn.
câu 2
- Sự thích nghi của thực vật:
+ Tự hạn chế sự mất nước.
+ Tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.
+ Thực vật tiêu biểu: Xương rồng, cây bao báp, cây bụi,…
- Sự thích nghi của động vật:
+ Tránh nắng nóng (hoạt động ban đêm, vùi mình trong cát,…).
+ Chịu đói khát, đi xa kiếm thức ăn.
câu 3
a. Vị trí
Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực
b. Đặc điểm khí hậu
- Vô cùng lạnh lẽo (khắc nghiệt).
- Nhiệt độ trung bình < -10oC, có nơi -50oC, mùa hạ ngắn (2-3 tháng) nhiệt độ không quá 10oC, biên độ nhiệt lớn
- Lượng mưa trung bình năm thấp (dưới 500mm) và chủ yếu ở dạng tuyết rơi.
- Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên, băng ở hai cực tan chảy bớt, diện tích băng thu hẹp lại
câu 5
a. Thực vật
- Ở vùng đài nguyên phương Bắc, khí hậu lạnh quanh năm, thực vật chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc, mọc xen lẫn với rêu, địa y,...
b. Động vật
- Tuần lộc, chim cánh cụt, hải cẩu, gấu trắng,...
- Các loài động vật có đặc điểm: có lớp lông dày không thấm nước, 1 số loài di cư để tránh mùa đông lạnh, có loài ngủ suốt mùa đông.
- Cần bảo vệ các loại động vật quý hiếm ở đới lạnh.
Vùng đài nguyên nằm ven biển gần Bắc cực có các loài thực vật đặc trưng là rêu, địa y... và một số loài cây thấp lùn. Động vật thích nghi được với khí hậu lạnh nhờ có lớp mỡ, lớp lõng dày hoặc bộ lông không thấm nước. Một số động vật di cư để tránh mùa đông lạnh, số khác lại ngủ suốt mùa đông.
câu 6
Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở đới lạnh phương Bắc là chăn nuôi tuần lộc. đánh bắt cá, săn thú có lông quý để lấy mỡ, thịt và da. Ngày nay, con người đang nghiên cứu để khai thác tài nguyên ở đới lạnh. Hai vấn đề lớn phải giải quyết là thiêu nhân lực và nguy cơ tuyệt chủng của một số loài động vật quý.
câu này mk ko chăc
câu 7
- Người ta dựa vào đặc điểm tự nhiên mà phân ra 6 lục địa (Á-Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ôx-trây-li-a, Nam Cực) và 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
- Châu lục bao gồm các lục địa và các đảo thuộc lục địa đó.
- Dựa vào ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị, phân ra 6 châu lục (Châu Á, Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Phi, Châu Nam Cực, Châu Đại Dương).
câu 8
Thế giới chúng ta đang sống thật đa dạng vì các quốc gia và vùng lãnh thổ luôn có sự khác nhau về tự nhiên, chế độ chính trị, khác nhau về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, văn hoá, về hình thức sản xuất, về trình độ văn minh, quan niệm sống và cả mức sống.
câu 9
-Bao bọc quanh châu Phi là các đại dương và biển: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, Biển Đỏ. Phía đông bắc, châu Phi nối liền với châu Á bởi eo đất Xuy-ê. Người ta đã đào kênh Xuy-ê cắt qua eo đất này, thông Địa Trung Hải với Biển Đỏ.
- Đường bờ biển châu Phi ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo; lớn hơn cả là đảo Ma-đa-ga-xca và bán đảo Xô-ma-li.
câu 10
1. Khí hậu châu Phi nóng và khô nhất thế giới
Vì:
-Châu Phi nằm giữa hai chí tuyến và nằm hoàn toàn trong đới nóng.Nằm ở Xích Đạo là nơi được ánh sáng Mặt Trời chiếu nhiều nhất
-Diện tích Châu Phi rất rộng,hầu hết là hoang mạc
-Đường bờ biển ít bị cắt xẻ do chịu ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền
-Vị trí nằm chắn phía Bắc và Đông Nam gây ra hiện tượng khô
-Có dòng biển lạnh chảy qua, nước không bốc hơi được nên dù gần biển nhưng nó vẫn là hoang mạc nóng bức