Câu 1. Nêu cách dinh dưỡng của trùng sốt rét Câu 2. Bệnh sốt rét hay xảy ra ở khu vực nào của nước ta? Vì sao Câu 3. Hãy cho biết con đường truyền dịch bệnh sốt rét và biện pháp phòng chống Câu 4. Nêu vòng đời của giun đũa Câu 5. Từ kiến thức đã học về giun đũa, em hãy nêu tác hại và đề ra cho bản thân các biện pháp phòng trừ bệnh giun đũa kí sinh ( giun sán kí sinh, kí sinh trùng) Câu 6. Mỗi khi trời mưa to Ngọc lại thấy có những con giun đất bò lên trên mặt đất. Tại sao lại có hiện tượng như vậy Câu 7. Giun đốt có vai trò gì đối với tự nhiên và với đới sống con người

2 câu trả lời

Câu 1: Nêu cách dinh dưỡng của trùng sốt rét

Trùng sốt rét lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu thông qua màng tế bào. Trùng sốt rét kí sinh nội bào trong hồng cầu và ăn các chất nguyên sinh của hồng cầu, sản sinh ra nhiều kí sinh mới cùng một lúc, phá vỡ hồng cầu rồi chui ra ngoài.

Câu 2. Bệnh sốt rét hay xảy ra ở khu vực nào của nước ta? Vì sao

Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì:

  - Bệnh sốt rét được lây truyền thông qua đối tượng trung gian là muỗi Anophen. Ấu trùng muỗi (bọ gậy) thường phát triển tốt ở khu vực nước đọng hoặc nước chảy chậm, có ánh sáng mặt trời, có cây cỏ, rong rêu tạo độ ẩm thích hợp (chủ yếu ở rừng núi) chúng đốt các loài linh trưởng và cả con người.

  - Đồng bào miền núi thường có trình độ dân trí chưa cao,chưa có hình thành thói quen mắc màn khi đi ngủ, điều kiện sống còn khó khăn, vấn đề môi trường không được đảm bảo. Điều này tạo cơ hội để bệnh sốt rét dễ lây truyền nhanh.

Câu 3. Hãy cho biết con đường truyền dịch bệnh sốt rét và biện pháp phòng chống

- Con đường truyền bệnh là qua loài muỗi A nô phen hút máu, qua tuyến nước bọt của muỗi vào trong máu. 

- Ngủ thì phải thả màn, Dọn dẹp nhà ở thoáng đãng, đậy nắp chum vại cho muỗi không sinh sản vào, dọn dẹp bụi rậm, phun thuốc diệt muỗi

Câu 4. Nêu vòng đời của giun đũa

- Vòng đời giun đũa 

Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp ẩm, thoáng khí, phát triển thành ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng (qua rau sống, quả tươi,...) đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, qua gan, tim, phổi, rồi trở lại ruột non lần thứ 2 mới chính thức kí sinh ở đấy

Câu 5. Từ kiến thức đã học về giun đũa, em hãy nêu tác hại và đề ra cho bản thân các biện pháp phòng trừ bệnh giun đũa kí sinh ( giun sán kí sinh, kí sinh trùng)

- Tác hại của giun đũa là làm tắc ống mật và ruột, tiết độc tố gây hại cho vật chủ, tranh dinh dưỡng của vật chủ.

- Ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Uống thuốc tẩy giun định kì

Câu 6. Mỗi khi trời mưa to Ngọc lại thấy có những con giun đất bò lên trên mặt đất. Tại sao lại có hiện tượng như vậy

- Bởi vì giun đất chưa có cơ quan hô hấp hoàn thiện nên nó thực hiện trao đổi khí qua màng cơ thể và khi mưa thì nước mưa ngập người nó làm nó khó thở nên phải chui ra khỏi mặt đất.

Câu 7. Giun đốt có vai trò gì đối với tự nhiên và với đới sống con người

- Giun đất cày xới đất làm cho đất tơi xốp, có vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên. Chúng còn là thức ăn tốt cho các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).

- Một số loài giun đốt biển (giun nhiều tơ, rọm, sá sùng...) là thức ăn cho một số động vật nước như cá.

- Giun đỏ là thức ăn của cá cảnh.

- Tuy nhiên, có một số loài như đỉa, vắt là vật kí sinh gây hại cho động vật.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!! @uyendanbmt

Câu 1: Cách dinh dưỡng của trùng sốt rét:

Trùng sốt rét nhỏ, nên chui vào kí sinh trong hồng cầu(kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu, rồi sinh sản ra nhiều trùng kí sinh mới cùng một lúc (còn gọi là kiểu phân nhiều hoặc liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu để ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hông cầu khác để lặp lại quá trình như trên

Câu 2

Bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi nước ta. Vì ở miền núi có nhiều cây cối, nhiệt độ ẩm thấp, đó là điều kiện để trùng sốt rét phát triển và dân trí của người miền núi còn thấp nên không có biện pháp phòng tránh

Câu 3

Con đường truyền dịch bệnh sốt rét là do muỗi Anophen truyền vào máu người

Biện pháp phòng tránh:

+Sử dụng màn khi ngủ

+Sử dụng đèn bắt muỗi nếu có điều kiện

+Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ

+Phun thuốc diệt muỗi

Câu 4:

Vòng đời của giun đũa

Giun đũa->Trứng giun-> Âú trùng trong trứng->Thức ăn sống-> Ruột non-> Máu, gan, tim,phổi-> Ruột non

Câu 6

Giun đất cũng giống như những sinh vật khác là hít thở bằng không khí.Dù nó sống ở dưới đất nhưng ở dưới đó cũng có một lượng không khí đủ để cho giun hít thở.Khi trời mưa,đất thấm ướt nước mưa khiến cho lượng không khí giảm đáng kể khiến giun không thể thở được nên mới phải ngoi lên mặt đất để thở. Cũng giống như việc chúng ta đổ nước vào tổ dế để bắt dế đó.

Câu 7

lợi ích

- làm thức ăn cho người và động vật

- làm đất màu mỡ, tơi xốp, thoáng khí

Câu 5 mình k biết làm, bạn thông cảm! Đánh giá cho mình 5* và ctlhn nhé!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm