Câu 1: Nêu các phần chính, chức năng của bộ xương Câu 2: Nêu Chu kì co dãn của tim. Câu 3: Mô tả quá trình tạo khối máu đông Câu 4: nêu khái niệm hô hấp, các cơ quan hô hấp. Câu 5: liệt kê các hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng Câu 6: Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non. Câu 7: Các em thường có thói quen thuận bên nào nên khi vác, xách vật nặng ta cũng thường dùng tay, vai thuận nhiều hơn. Điều này có nên không? Tại sao ? Câu 8: Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp? Câu 9: Để lớn lên có một bộ xương khỏe mạnh, chắc chắn, không bị cong vẹo. Các em cần phải làm gì ngay từ khi đang đi học? Câu 10: Vì sao khi ăn không nên nói hoặc cười ?

2 câu trả lời

Câu 1: Nêu các phần chính, chức năng của bộ xương

Bộ xương người chia làm ba phần là xương đầu, xương thân và xương chi (xương tay, xương chân).

- Khối xương sọ ở người có 8 xương ghép lại tạo ra hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ, có xương hàm bớt thô so với động vật vì nhai thức ăn chín và không phải là khi tự vệ. Sự hình thành lồi cằm liên quan đến các cơ vận động ngôn ngữ.

- Cột sống gồm nhiều đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ, thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng. Các xương sườn gắn với cột sống và gắn với xương tạo thành lồng ngực, bảo vệ tim và phối.

- Các xương chi (xương tay và xương chân) có các phần tương ứng với nhau nhưng phân hóa khác nhau phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động.

- Chức năng của bộ xương:

+ Tạo khung  hình dạng nhất định.

+ Chỗ bám cho cơ  vận động dễ dàng.

+ Tạo thành các khoang chứa đựng và bảo vệ các nội quan trong cơ thể.

Câu 2: Nêu Chu kì co dãn của tim.

-Tim co giãn theo chu kỳ.
- Mỗi chu kỳ co giãn gồm 3 pha:
+ Pha dãn chung mất 0,4s: Máu từ tĩnh mạch đổ về tâm nhĩ, một lượng máu xuống tâm thất lúc đầu van nhĩ thất mở sau đó đóng lại.
+ Pha nhĩ có mất 0,1s: áp lực máu tâm nhĩ tăng làm van nhĩ thất mở và tống nốt máu xuống tâm thất.
+ Pha thất co mất 0,3 s: áp lực trong tâm thất tăng, đóng van nhĩ thất, máu được tống vào động mạch.
Vậy : Chu kỳ co dãn của tim là 0,8s. Nhịp tim trung bình ở người là 75 lần/phút.

Câu 3: Mô tả quá trình tạo khối máu đông

Quá trình đông máu và cầm máu là sự tác động qua lại giữa ba yếu tố bao gồm: thành mạch, tế bào máu và protein huyết tương. Quá trình được diễn ra dưới sự điều hòa của thần kinh và thể dịch, đồng thời đảm bảo tính cân bằng của hai hệ thống, đó là:

- Đông máu: Bảo vệ cơ thể không bị chảy máu và mất máu.

- Chống đông máu: Đảm bảo lưu thông và tuần hoàn mạch máu, giúp cơ thể duy trì sự sống.

Câu 4: nêu khái niệm hô hấp, các cơ quan hô hấp.

- Khái niệm : Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể

-Hệ hô hấp gồm:

+) Đường dẫn khí: mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản

+) 2 lá phổi: lá phổi phải (3 thùy), lá phổi trái (2 thùy)

Câu 5: liệt kê các hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng

–   Biến đổi tinh bột nhờ hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt có tác dụng biến đổi một phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantôzơ.
 –   Co bóp để trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị và tiếp tục nghiên, bóp nhuyễn nhờ các tuyến vị tiết ra dịch vị. Biến đổi prôtêin nhờ enzim pepsin và dịch HC1 để biến đổi prôtêin thành các axit amin.
 –   Hoạt dộng nhờ dịch mật do gan tiết nhờ các lớp cơ của ruột non và tuyến gan. Tiếp tục biến đổi tinh bột, prôtêin, lipit, axit nuclêic thành các đơn phân nhờ các enzim trong dịch tuy và dịch ruột.

Câu 6: Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non.

 Qúa trình tiêu hoá ở ruột non:

+ Biến đổi lí học: Là quá trình nhào trộn thức ăn thấm đều dịch tiêu hoá và quá trình đẩy thức ăn di chuyển trong ruột.

+ Biến đổi hoá học: (Ở ruột non tiêu hoá hoá học là chủ yếu) gồm quá trình biến đổi hoàn toàn thức ăn thành chất dinh dưỡng.

+ Tinh bột và Đường đôi - Đường đơn

+ Prôtêin Peptit Axitamin

+ Lipit - axit béo và glixêrin

+ Axit nuclêit - các thành phần của nuclêit

Nói ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hoá vì tại đây xảy ra quá trình tiêu hoá hoàn toàn và tạo thành sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hoá, tất cả các loại thức ăn thành chất dinh dưỡng.

Câu 7: Các em thường có thói quen thuận bên nào nên khi vác, xách vật nặng ta cũng thường dùng tay, vai thuận nhiều hơn. Điều này có nên không? Tại sao ?

Không nên. Vì:
- Đối với người lớn việc này có thể là bình thường nhưng nếu cầm vật nặng quá mức có thể khiến người đó bị trật khớp vai. Điều này rất nguy hiểm nên ta phải chú ý cân nặng của vật.
- Đối với trẻ em ta lại càng cần phải chú ý hơn vì lúc này bổ xương trẻ đang ở giai đoạn phát triển nên khi vác vật nặng cần chú ý phân phối cả hai bên để cho bộ xương phát triển cân đối tránh hiện tượng chệch khớp, lệch xương gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe.
= Tóm lại ta nên phân đều cho cả hai tay khi vác vật nặng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe..

Câu 8: Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?

Trong khói thuốc lá có chứa 1 chất gọi là: Nicotine khi vào cơ thể sẽ gây nên các thay đổi cấu trúc của niêm mạc phế quản dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản, các tế bào tiết nhầy và làm tê liệt lớp lông rung trong khí quản. Do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp.

Câu 9: Để lớn lên có một bộ xương khỏe mạnh, chắc chắn, không bị cong vẹo. Các em cần phải làm gì ngay từ khi đang đi học?

- Tư thế ngồi viết phải thoải mái, không gò bó.

- Khoảng cách từ mắt đến vở 25-30 cm.

- Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi.

- Hai chân thoải mái, không chân co chân duỗi.

- Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định. Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.

- Ánh sáng phải đủ độ và thuận chiều, chiếu từ bên trái sang. Độ cao và của bàn và ghế phải phù hợp với trẻ.

Câu 10: Vì sao khi ăn không nên nói hoặc cười ?

-Khi ăn uống không nên cười đùa vì: dựa vào cơ chế của phản xạ khi ăn uống .Khi ăn uống vừa cười vừa nói . Thì nắp thanh quản sẽ không đậy lại và làm cho thức ăn có thể lọt vào đường dẫn khí làm cho ta bị sặc.

#nguyenxuanvu75

#hoidap247

#VOTE 5 SAO + CẢM ƠN + CTLHN !

Câu 1

*Các thành phần chính của bộ xương:
-Xương đầu :Xương sọ và xương mặt
-Xương thân :Cột sống và lồng ngực
-Xương chi :Xương chân và xương tay
+Chức năng của khớp xương:Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa 2 đầu xương 
*Các loại khớp xương
-Khớp động
-Khớp bán động
-Khớp vận động

Câu 2

- Một chu ki hoạt động của tim gồm 3 pha = 0,8s
+ Pha co 2 tâm nhĩ = 0,1s

+ Pha co 2 tâm thất = 0,3s

+ Pha giãn chung = 0,4s.
- Tâm nhĩ co 0,1s nghỉ 0,7s ; tâm thất co 0,3s nghỉ 0,5s
Câu 3

-Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch, tiểu cầu bị vỡ, sau đó giải phóng enzim. Enzin này làm chất sinh tơ máu kết lại thành cơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối đông máu.

Câu 4

- Hô hấp là quá trình phân giải các chất hữu cơ để tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây.

-Các cơ quan trong hệ hô hấp:

+Đường dẫn khí: Mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản.

+Hai lá phổi: Lá phổi phải có 3 thùy, lá phổi trái có 2 thùy.

Câu 5

-Tiêu hóa ở khoang miệng gồm:

+Biên đổi lí học: nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt thực hiện các hoạt động tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn: làm mềm thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên vừa để nuốt

+Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim amilaza trong hóa học: biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường mantozo

Câu 6

- Biến đổi lí học: hòa loãng, phân nhỏ thức ăn.

- Biến đổi hoá học: các enzim tiêu hoá.

- Là quá trình trung tâm vì: ở đay xảy ra quá trình tiêu hóa hoàn toàn tạo dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ đc, cung cấp dinh dưỡng nuôi cơ thể mạnh khỏe

Câu 7
Điều này không nên. Vì các em ở lứa tuổi học sinh, bộ xương đang phát triển, khi vác xách vật nặng, ta phải phân phối đều cho hai bên để bộ xương phát triển cân đối, tránh bị lệch xương, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Câu 8

Tế bào niêm mạc ở vòm họng, phế quản, nang phổi bị chất hắc ín trong khói thuốc lá làm tê liệt làm cho không thể quét dọn bụi bặm và vi khuẩn theo luồng không khí tràn vào phế quản và phổi làm cho lâu dần gây ho hen và sau nhiều năm thành viêm phế quản.

Câu 9

-Tập thói quen tập thể dục để rèn luyện sự dẻo dai.

-Ngồi đúng tư thế.

-Không mang vác vật nặng quá sức.

-Đeo cặp xách phải đúng hướng dẫn, không xiên vẹo hay để đồ nặng quá trong đó.

-Hạn chế việc giữ nguyên một tư thế trong khoảng thời gian dài.

Câu 10

vì khi ăn  chúng ta sẽ bị mất tập trung vào việc nhai nuốt thức ăn, có thể thức ăn sẽ không đi qua đường thực quản để tiếp tục tiêu hóa mà sẽ đi qua ống thở làm tắt nghẽn hô hấp. Khí đó nếu không được sơ cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.