câu 1 : nêu các biện Pháp diệt trừ sâu hại nhưng không gây ô nhiễm môi trường câu 2 : Mô tả các bước trăng tơ và bắt mồi của nhện câu 3 : trình bày cách dinh dưỡng của trùng biến hình câu 4 : trình bày vai trò của lớp sâu bọ , lớp giáp xác

2 câu trả lời

Câu 1:

Các biện pháp diệt sâu bọ mà không gây ô nhiễm môi trường:
- Hạn chế dùng thuốc trừ sâu độc hại, chỉ dùng các thuốc trừ sâu an toàn cho môi trường (như thuốc vi sinh vật,...)
- Sử dụng kẻ thù tự nhiên của côn trùng để diệt chúng (ví dụ: dùng cá ăn bọ gậy...)
- Dùng bẫy đèn để bắt các loại sâu hại mùa màng.
- Bảo vệ các loài sâu bọ có ích.
- Dùng biện pháp vật lý, biện pháp cơ giới để diệt các sâu bọ có hại.

Câu 2:
Chăng tơ: Chăng dây tơ khung, chăng dây tơ phóng xạ, chăng các sợi tơ vòng, chờ mồi (thường ở trung tâm lưới)
Bắt mồi: Khi rình bắt mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, nhện lấp tức hành động ngay:
- Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc.
- Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi
- Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian
- Nhện hút dịch lỏng ở con mồi

Câu 3:

Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình là dị dưỡng.

Câu 4:
*Vai trò của lớp Giáp xác:

- Làm thực phẩm, thức ăn cho con người:

 + Thực phẩm đông lạnh: tôm sú, tôm hùm, ...

 + Thực phẩm khô: tôm, tép.

 + Nguyên liệu làm mắm: tôm sông, ...

 + Thực phẩm tươi sống: cua biển, ghẹ, ...

- Có giá trị xuất khẩu: tôm rồng, tôm càng xanh, cua biển, ...

- Làm giảm tốc độ di chuyển của các phương tiện giao thông đường thuỷ: con sun, ...

- Kí sinh gây hại cho cá: chân kiếm kí sinh, ...

 *Vai trò của lớp Sâu bọ :

- Làm thuốc chữa bệnh: ong mật, ...

- Làm thực phẩm: châu chấu, ...

- Thụ phấn cho cây trồng: ong mật, bướm, ...

- Thức ăn cho ĐV khác: tằm, ruồi, muỗi, ...

- Diệt các sâu hại: ong mắt đỏ, ...

- Hại hạt ngũ cốc: mọt, ...

- Truyền bệnh: ruồi, muỗi, nhặng, ...

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Câu 1:Các biện pháp diệt sâu bọ mà không gây ô nhiễm môi trường:
- Hạn chế dùng thuốc trừ sâu độc hại, chỉ dùng các thuốc trừ sâu an toàn cho môi trường (như thuốc vi sinh vật,...)
- Sử dụng kẻ thù tự nhiên của côn trùng để diệt chúng (ví dụ: dùng cá ăn bọ gậy...)
- Dùng bẫy đèn để bắt các loại sâu hại mùa màng.
- Bảo vệ các loài sâu bọ có ích.
- Dùng biện pháp vật lý, biện pháp cơ giới để diệt các sâu bọ có hại.

Câu 2:

Chăng lưới: Chăng dây tơ khung, chăng dây tơ phóng xạ, chăng các sợi tơ vòng, chờ mồi (thường ở trung tâm lưới)
Bắt mồi: Khi rình bắt mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, nhện lấp tức hành động ngay:
- Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc.
- Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi
- Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian
- Nhện hút dịch lỏng ở con mồi

Câu 3:

Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình là dị dưỡng

Câu 4:

-Vai trò của lớp sâu bọ:

+ Làm thuốc chữa bệnh

+Làm thực phẩm

+Thụ phấn cho cây trồng

+Thức ăn cho động vật khác

+Diệt sâu hại

-Vai trò lớp giáp xác:

+Thực phẩm đông lạnh

+Thực phẩm khô

+Nguyên liệu làm mắm

+Có giá trị xuất khẩu

Hết rồi nha!Chúc bạn học tốt!đừng quên cho mình 5 sao nhé!:)
 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm