Câu 1. Môi trường sống của sán lá gan: a. kí sinh ở nội tạng trâu, bò. b. kí sinh trong ruột người. c. sống tự do dưới nước. d. sống tự do trên cạn. Câu 2. Đặc điểm cấu tạo của sán lá gan: a. giác bám tiêu giảm. b. mắt, lông bơi tiêu giảm. c. các giác bám phát triển. d. các giác bám phát triển; mắt, lông bơi tiêu giảm. Câu 3. Ấu trùng lông bơi của sán lá gan được nở ra từ: a. từ kén sán bám trên cây cỏ, rau bèo. b. từ trứng trong môi trường nước. c. từ ấu trùng có đuôi. d. từ trứng trong ruột trâu bò. Câu 4. Ấu trùng có đuôi của sán lá gan được hình thành: a. trong cơ thể ốc. b. trong gan trâu bò. c. trong môi trường nước. d. trong ruột trâu bò. Câu 5. Sán lá gan thay đổi vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng có ý nghĩa: a. tăng cường sức sống. b. tăng cường trao đổi chất. c. thích nghi với kí sinh. d. thích nghi với lối sống tự do. Câu 6. Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều là do a.chúng làm việc trong môi trường ngập nước và thường ngâm mình dưới nước. b.chúng làm việc trong môi trường ngập nước, mà ở đó có rất nhiều ốc. c. chúng uống nước và ăn cây cỏ dưới nước. d. chúng uống nước và ăn cây cỏ dưới nước, mà ở đó có rất nhiều ốc. Câu 7. Biện pháp phòng bệnh sán lá gan ở trâu bò là a. xử lý phân trâu bò làm ung trứng sán trước khi gặp nước. c. xử lý rau, cỏ sạch kén sán trước khi cho trâu bò ăn. b. diệt ốc đồng. d. cả a, b và c. Câu 8. Đặc điểm cấu tạo nào sau đây là của ngành Giun dẹp? a. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên. b. Có thể xoang, đối xứng tỏa tròn. c. Chưa có thể xoang, đối xứng tỏa tròn. d. Chưa có thể xoang, đối xứng hai bên Câu 9. Đại diện nào thuộc ngành Giun dẹp? a. Sán lông b. Giun rễ lúa c. Đỉa d. Rươi Câu 10. Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể giun đũa có tác dụng: a. như bộ áo giáp, tránh sự tấn công của kẻ thù b. như bộ áo giáp, tránh không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa rất mạnh trong ruột non. c. thích nghi với đời sống ký sinh. d. cả 3 ý trên đều đúng.
2 câu trả lời
câu 1: a
câu 2: b
câu 3: a
câu 4: a
câu 5: c
câu 6: d
câu 7: d
câu 8: a
câu 9: a
câu 10: c
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm