Câu 1: Lối sống của ngành ruột khoang? Câu 2: Hải quỳ sống ở môi trường nào? Câu 3: Rươi sống ở môi trường nào? Câu 4: Loài vật nào đẻ trứng ở hậu môn? Câu 5: Ấu trùng trai phát tán đi xa được là nhờ đặc điểm nào ? Câu 6: Kể tên những động vật thuộc ngành Thân mềm? Câu 7: Nêu cấu tạo ngoài của châu chấu (dựa vào hình 26.1/SGK/86) Câu 8: Trình bày cấu tạo của trùng roi? Trình bàyhình thức dinh dưỡng của trùng roi Câu 9: Nêu cấu tạo của giun đũa thích nghi với môi trường kí sinh Câu 10: Đặc điểm chung của lớp sâu bọ? Tại sao Sâu bọ phải lột xác nhiều lần trong cuộc đời? Vote 5 sao mn giúp mình ạ

2 câu trả lời

Giải thích các bước giải:

 CÂU 1:

Vai trò : + có ý nghĩa sinh thái đối với biển và đại dương, cung cấp thức ăn và nơi ẩn nấp cho một số động vật

+ Tạo ra một cảnh qua thiên nhiên vô cùng độc đáo và là điều kiện để phát triển du lịch như đảo san hô vùng nhiệt đới

+ Là nguyên liệu dùng để làm đồ trang sức, trang trí như vòng tay , vòng cổ , làm bằng san hô

+ Làm vật liệu xây dựng: san hô đá

+ Làm thực phẩm : gỏi sứa

Câu 2:Hải quỳ đã thích nghi với nhiều môi trường sống, từ độ sâu bùn lầy của biển, đến cá ngựa, xác tàu và các rạn san hô ngoài khơi. Một số thậm chí gắn liền với các sinh vật sống khác

Câu 3:Con rươi chủ yếu sống rải rác  khu vực đồng bằng vùng trũng, đất ngập úng

Câu 4: Ban đêm, giun kim cái bò ra ngoài hậu môn đẻ trứng và gây ngứa, người bệnh gãi sẽ làm trầy, xước, loét, nhiễm trùng thứ phát và tái nhiễm thường xuyên. Chúng đẻ trứng ở bên ngoài cơ thể người, thường là vùng xung quanh hậu môn, gây ngứa ngáy: điều này giúp thực hiện sự lây lan của ấu trùng qua tay người.

Câu 5:

- Giai đoạn trứng và ấu trùng phát triển trong mang của trai mẹ để bảo vệ trứng và ấu trùng khỏi bị động vật ăn khác ăn mất. Ở mang trứng sẽ được cung cấp oxi và chất dinh dưỡng.

- Ở giai đoạn trưởng thành, trai ít di chuyển. Vì vậy khi bám vào da và mang cá ấu trùng có thể đi được xa. Đây là một hình thức thích nghi phát tán nòi giống.

Câu 6: trai, sò, ốc, hến, ngao, mực, bạch tuộc, con hà, mực khổng lồ, ốc song kinh, ốc nón, bào ngư, ốc xà cừ, sên trần, hến, hàu, ốc ngà voi, thân mềm dạng giun, bướm biển, sên biển, thỏ biển, ốc anh vũ, mực nang,...

Câu 7

Đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu là :

-Cơ thể chia làm 3 phần : đầu , ngực , bụng.

+Đầu : có 1 đôi râu , mắt kép , cơ quan miệng.

+Ngực : có 3 đôi chân , 2 đôi cánh,

+Bụng : gồm nhiều đốt , mỗi đốt có 1 lỗ khí.

-Vì lớp vỏ kitin bên ngoài cơ thể châu chấu kém đàn hồi và nó còn ngăn cản sự phát triển của châu chấu nên châu chấu non phải lột xác mới lớn lên được

Câu 8Cơ thể hình thoi, đuôi nhọn, đầu tù và có một roi dài xoáy vào nước giúp cơ thể vừa tiến vừa xoay. Cấu tạo gồm nhân và chất nguyên sinh chứa các hạt diệp lục như thực vật, các hạt dự trữ, điểm mắt và không bào co bóp. ... Trùng roi có tính hướng sáng, cảm nhận ánh sáng nhờ điểm mắt và bơi về chỗ sáng nhờ roi bơi.Ở nơi có ánh sáng, nhờ các hạt dự trữ mà trùng roi dinh dưỡng kiểu tự dưỡng như thực vật, còn ở chỗ tối trùng roi vẫn sống nhờ đồng hóa các chất dinh dưỡng có trong nước (dị dưỡng).

Câu 9:Giun đũa có đặc điểm thích nghi với đời sống kí sinh ở ruột non người:

+Cơ thể dài thuôn nhọn 2 đầu, có vỏ cuticun bao bọc cơ thể bảo vệ cơ thể tránh tác dụng của dịch tiêu hóa ở ruột người,

+Hầu phát triển -->  dinh dưỡng khỏe.

+ ** nhiều trứng (200.000 trứng/ngày), có khả năng phát tán rộng.

Câu 10:- Cơ thể sâu bọ có ba phần : đầu, ngực, bụng. - Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.Phải lột xác nhiều lần bởi vì lớp vỏ có chất kitin cứng rắn bao bọc không lớn lên cùng cơ thể được.

1. Tự do, một số sống cố định

2. Nước

3. Nước lợ

4. Giun kim

5. Kí sinh ở cá, trai sông rất hạn chế di chuyển, việc bám vào da cá giúp chúng phát tán nòi giống

6. Trai sông, ốc sên, mực, bạch tuộc,...

7. Ở dưới

8. có ánh sáng mặt trời: tự dưỡng (sản sinh ra chất hữu cơ); không có ánh sáng mặt trời: dị dưỡng (ăn vụn hữu cơ)

9. Hình trụ, đầu nhọn ( thích hợp với lối sống chui rúc ), vỏ cuticun (giúp giun đũa không bị tiêu huỷ bởi dịch tiêu hoá)

10. Mắt kép, các khớp phần phụ di chuyển động với nhau,...

Vì vỏ của chúng là vỏ kitin, rất cứng, bản thân chúng không phá huỷ được lớp vỏ đó nên chúng phải lột xác nhiều lần để phát triển