Câu 1: Khi cho ruồi giấm đực F1 có thân xám, cánh dài lai phân tích với ruồi cái thân đen, cánh cụt; Moocgan thu được tỉ lệ kiểu hình ở con lai phân tích (FB) là A. 1 thân xám, cánh cụt: 1 thân đen, cánh dài B. 1 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh cụt C. 3 thân xám, cánh cụt: 1 thân đen, cánh dài D. 3 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh cụt Câu 2: Bộ nhiễm sắc thể 2n = 48 là của loài: A. Người B. Tinh tinh C. Ruồi giấm D. Đậu hà lan Câu 3: Đặc điểm khác biệt của ARN so với phân tử ADN là: A. Được tạo từ 4 loại đơn phân B. Chỉ có cấu trúc 1 mạch C. Khối lượng và kích thước lớn D. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân Câu 4: Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu di truyền học của Menden là gì ? A. Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng B. Thí nghiệm trên cây đậu hà lan có hoa lưỡng tính C. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được D. Phương pháp phân tích các thế hệ lai Câu 5: Vì sao người ta không dùng cá thể lai F1, có kiểu hình gen dị hợp để làm giống A. Kiểu hình không ổn định, thế hệ sau đồng tính lặn B. Kiểu hình không ổn định, thế hệ sau đồng tính trội C. Tính di truyền không ổn định, thế hệ sau phân tích D. Tính di truyền không ổn định, thế hệ sau sẽ xuất hiện các thể dị hợp Câu 6: Đối tượng nghiên cứu di truyền học của Menden là: A. Hiện tượng di truyền và biến dị của sinh vật B. Các cơ thể sinh vật C. Sự tồn tại của sinh vật trong tự nhiên D. Quá trình sinh sản của sinh vật Câu 7: Trên thực tế khi nói đến kiểu hình của 1 cơ thể là: A. Đề cập đến toàn bộ tính trạng của cơ thể đó B. Đề cập đến 1 vài tính trạng đang nghiên cứu của cơ thể đó C. Đề cập đến toàn bộ đặc tính của cơ thể đó D. Đề cập đến toàn bộ tính trạng trội được biểu hiện ra kiểu hình ở cơ thể đó Câu 8: thân cao (A) là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp (a). Hai câp lúa đem lai ở P cùng kiểu hình, đời F1 thu được 100% thân cao. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các công thức lai sau đây A. AA × AA hoặc P: aa × aa B. AA × AA hoặc P: AA × Aa C. Aa × Aa hoặc P: AA × Aa D. AA × AA hoặc P: Aa × Aa Câu 9: Các tê bào con tạo ra qua giảm phân có bộ nhiễm sắc như thế nào so với tế bào mẹ A. Gấp đôi so với tế bào mẹ B. Gấp 3 lần so với tế bào mẹ C. Giảm đi 1 nửa so với tế bào mẹ D. Giống bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ Câu 10: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau: A - G - X - T - A - X - G - T. Đọa mạch đơn bổ sung với nó có trình tự như thế nào ? Câu 11: Tê bào của mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về A. Số lượng và hình dạng B. Số lượng C. Số lượng, cấu trúc D. Số luọng, hình dạng, cấu trúc Câu 12: Đồng giao tử là cơ thể cho mấy loại giao tử A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Giúp mik vs ạ !!!!!!!!

2 câu trả lời

1B 

2B : 2N=48=))N=24=)) TIH TINH

3B

4D

5A. kiểu hình không ổn định thế hệ sau đồng tính lặn

Vì trong các thế hệ sau, tỉ lệ gen dị hợp giảm, gen đồng hợp tăng. Trong đó, có gen đồng hợp lặn là gen tật bệnh. Nếu cứ tiếp tục lai như vậy sức sống con lai cứ giảm dần qua các thế hệ nên ưu thế lai cũng giảm theo

6A

7D

8B

quy ước A thân cao

              a thân thấp

ta có : F1:  100% thân đỏ

mà P có cùng kiểu hình

⇒ P:  AA  x   AA

hoặc P: AA x Aa

trường hợp 1:   AA x AA
P;      thân cao   x thân cao

               AA            AA
Gp:           A               A

F1: TLKG:    100%AA
      TLKH:   100% thân cao

trường hợp 2:  AA  x   Aa

P:    thân cao    x     thân cao

           AA                     Aa

Gp:        A             1/2A : 1/2a

F1: TLKG: 1/2AA : 1/2 Aa

⇒ B

9C

10 T-X-G-A-T-G-X-A

11D

12B 

ĐÁNH GIÁ GIÚP MÌNH VỚI NHA!!!!!!!

Đáp án:

`1. B`

SGK / 42

`2. B`

SGK / 24

`3. B`

ARN chỉ có cấu trúc `1` mạch.

Còn ADN gồm `2` mạch song song.

`4. D`

SGK / 5

`5. A`

Vì thể dị hợp kết hợp sẽ rất dễ gây ra các thể đồng hợp lặn biểu hiện các tính trạng xấu, có hại nên hạn chế tối đa việc đó xảy ra.

`6. A`

Vì ông tập trung chủ yếu về di truyền học.

`7. D`

Vì mỗi cơ thể có rất nhiều tính trạng, nên trong thực tế khi nói về kiểu hình của cơ thể thì người ta chỉ đề cập về 1 hoặc vài tính trạng của cơ thể đó đang được xét đến.

`8. B`

Câu A, phép lai 2 tạo ra KH thân thấp.

Câu C, phép lai 1 cho ra tỉ lệ `3:1` có xuất hiện thân thấp.

Câu D, phép lai 2, tương tự trên.

Còn câu B, cả 2 phép lai đều cho ra đời con 100% thân cao.

`9. C`

Từ 1 tế bào mẹ 2n NST qua giảm phân sẽ tạo ra 4 tế bào đều có n NST.

SGK / 32

`10.`

Các (nu) 2 mạch của phân tử ADN sẽ liên kết theo NTBS trong đó: A-T, G-X nên đoạn mạch đơn bổ sung với nó có trình tự:

`T-X-G-A-T-G-X-A`

`11. A`

SGK / 24

`12. A`

Đồng giao tử chỉ NST giới tính XX chỉ cho ra 1 giao tử X.

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm