Câu 1: Giải thích vấn đề già hoá dân số ở các nước phát triển và hệ quả của nó. Câu 2: Phân tích hậu quả của ô nhiễm môi trường. Câu 3: Viết báo cáo ngắn gọn về một số vấn đề mang tính toàn cầu. Câu 4: Tại sao bảo vệ môi trường là vấn đề rất cần thiết? Câu 5: Tại sao hiện nay các quốc gia trên thế giới cần phải bảo vệ nguồn nước ngọt? Câu 6: Tại sao bảo vệ hoà bình, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh là vấn đề rất cần thiết

1 câu trả lời

Câu 1: Mặc dù việc tuổi thọ của người dân tăng chứng minh cho thành công trong các lĩnh vực dinh dưỡng, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và kinh tế, nhưng nó cũng trở thành thách thức đối với kinh tế và xã hội. Điều này đòi hỏi những chính sách cấp bách và hợp lý của từng quốc gia.

Câu 2:

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, tính chất vật lý, hóa học và sinh học của môi trường sẽ bị thay đổi theo chiều hướng xấu, gây tác hại tới sức khỏe con người cũng như nhiều sinh vật khác sống trong và quanh khu vực bị ô nhiễm.

Các dạng ô nhiễm môi trường thường được đề cập đến bao gồm: Ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường không khí. 

Tùy theo mức độ và loại môi trường bị ô nhiễm mà sẽ có nhữnghậu quả tiêu cực khác nhau đến môi trường sống, kinh tế và xã hội. 

+ Đối với môi trường không khí

- Thủng tầng ô zôn, tăng hiệu ứng nhà kính làm cho Trái đất nóng lên, làm cho hiện tượng tan băng khiến nước biển dâng cao ảnh hưởng đến cuộc sống của một số khu vực trên thế giới.

- Các hiện tượng ô nhiễm không khí khác như: Ô nhiễm khói bụi, khí thải ,… làm sinh ra các bệnh đường hô hấp, ung thư da, …

+ Đối với môi trường nước

Nguồn nước bị ô nhiễm tùy theo mức độ có thể hủy diệt một phần hoặc hoàn toàn các sinh vật sống trong đó.

-Nguồn nước bị ô nhiễm gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.

-Nguồn nước bị ô nhiễm dẫn đến thiếu nước ngọt cho sinh hoạt.

+ Đối với môi trường đất

-Các loại cây trồng, hoa màu được trồng trên đất bị ô nhiễm sẽ không có năng suất cao ảnh hưởng đến kinh tế hoặc có thể bị nhiễm bệnh, con người ăn vào cũng sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe. 

- Môi trường đất bị ô nhiễm dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngầm, thiếu nước dùng cho sinh hoạt.

- Môi trường đất bị ô nhiễm sẽ thu hẹp môi trường sống của nhiều loài động, thực vật bị.

Câu 3: 

Câu 4:

Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng môi trường của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng. Từ những điều nhỏ nhất như khói bụi cho đến những điều lớn như biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt hơn, mưa axit, nước biển dâng, sa mạc hoá…

Theo điều tra, nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang nóng hơn gần 40°C so với kỷ băng hà cách đây 13.000 năm. Đặc biệt, trong 100 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình tăng 0.6 – 0.7°C và trong 100 năm tới sẽ tăng khoảng 1.4-5.8°C.

Sự nóng lên toàn cầu như vậy có tác động không nhỏ đến môi trường và xã hội. Cụ thể, nhiệt độ tăng sẽ làm băng tan và mực nước biển cũng tăng theo, gia tăng các cơn bão, suy giảm tầng ozon… Ngoài ra, một số loài không kịp thích ứng có thể bị tuyệt chủng.

Đặc biệt, con người sống trong môi trường bị ô nhiễm sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Khi sống trong môi trường bị ô nhiễm, con người có thể mắc các bệnh về phổi, tim mạch, gan, giảm trí thông minh ở trẻ em…

Vì vậy, việc cấp thiết hiện nay đó là bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường đang bị ô nhiễm. Nhận thức được vấn đề này, Liên Hợp Quốc đã quyết định ngày 5/6 là Ngày môi trường thế giới.

Câu 5:

- Vì nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả sự sống trên Trái Đất. Vi sinh vật, thực vật, động vật trong đó có con người đều phải có nước thì mới sống được.

- Nước và không khí là hai yếu tố tạo nên sự sống. Bằng chứng là khi nghiên cứu về sự sống hoặc muốn tìm sự sống trên các hành tinh khác, thì nước và không khí là hai thứ mà các nhà khoa học tìm kiếm đầu tiên. Chỉ cần có nước và không khí, thì sự sống có thể sẽ được hình thành.

-Vai trò của nước đối với sự sống nói chung là như vậy, còn với con người thì:

-Con người sẽ chết nếu không có nước uống.

Câu 6:

Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.

Chúng ta phải tích cực bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh vì bảo vệ hoà bình là giữ cuộc sống bình yên; dùng thưong lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang. Hằng ngày trên thế giới vẫn đang xảy ra chiến tranh và những cuộc xung đột vũ trang đẫm máu. Vì vậy, ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của tất cả các quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại. Ý thức bảo vệ hoà bình, lòng yêu hoà bình cần được thể hiện ở mọi noi, mọi lúc, trong các mối quan hệ và giao tiếp hằng ngày giữa con người với con người.

Để bảo vệ hoà bình cần phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người; thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm