Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm chung của ngàng động vật nguyên sinh? Câu 2: Em hãy nêu vai trờ của ngành động vật nguyên sinh? Câu 3: Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của ấu trùng roi xanh? Câu 4: Trùng roi giống và khác thực vật ở điểm nào? Câu 5: Trùng giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hóa và thải bã như thế nào? Nêu đặc điểm cấu tạo và sinh sản của trùng giày? Câu 6:Trùng biến hình sống ở đâu? Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển, bắt mồi, tiêu hóa, quá trình thải bã và hô hấp của trùng giày? Nêu đặc điểm sinh sản của trùng giày? Câu 7:So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét?

2 câu trả lời

Câu 1:
Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh là:
+Cơ thể có kích thước hiển vi
+Cơ thể chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống
+Phần lớn dinh dưỡng là dị dưỡng
+Phần lớn sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi
+Phần lớn có cơ quan di chuyển( trừ trùng sốt rét)
Câu 2:
-Là chất chỉ thị về độ sạch của môi trường nước: Trùng biến hình, trùng giày, ...
- Làm thức ăn cho động vật nhỏ đặc biệt là giáp xác nhỏ: Trùng biến hình, trùng roi,...
-Nguyên nhân để chế giấy giáp: Trùng phóng xạ,..
-Giúp xác định tuổi địa tầng, tìm dầu mỏ: Trùng lỗ, ...
-Gây bệnh cho người và động vật: Trùng kiết lị, trùng sốt rét, ..
Câu 3:
a, Cấu tạo
 Kích thước hiển vi (0,05mm) cớ thể hình thoi, đầu tù đuôi nhọn, có roi dài ở đầu, cơ thể
hạt diệp lục ( 20), có đạce điểm nằm dưới gốc roi, dưới điểm mắt có không bào co bóp
b, Di chuyển: Trùng roi di chuyển nhờ roi
c, Đặc điểm dinh dưỡng của trùng roi: 
- Tự dưỡng ( khi có ánh sáng mặt trời) hoặc dị dưỡng( khi không có ánh sáng mặt trời)
- Hô hấp: Trao đổi khí qua màng cơ thể
- Bài tiết: Thải các chất thải ra ngoài cơ thể qua không bào co bóp
d, Sinh sản
 Trùng roi sinh sản vô tính bằng cách nhân đôi cơ thể theo chiều dọc
Câu 4:
a, Giống
-Cơ thể trùng roi có chất diệp lục. Nên trùng roi cũng có hình thức dinh dưỡng tự dưỡng giống nhue thực vật
- Tế bào trùng roi và tế bào thực vật đều có màng xenlulozơ
b, Khác
- Trùng roi có khả năng di chuyển
- Trùng roi còn có hình thức dinh dưỡng dị dưỡng
Câu 5:

 a, Cấu tạo
 Cơ thể trùng giày gồm một tế bào có cấu tạo gồm:
- Gồm 2 nhân: Nhân lớn và nhân nhỏ
- Không bào co bóp(2), Chất nguyên sinh, không bào tiêu hóa
- Miệng
- Hầu, lông bơi
b, Di chuyển 
Trùng giày di chuyển nhờ lông bơi
c,Quá trình lấy thức ăn tiêu hóa và thải bã là:
- Thức ăn được lọc qua lỗ miệng. 
- Tiêu hóa: Thức ăn -> Miệng -> Hầu -> Không bài tiêu hóa-> Biến đổi nhờ enzim
- Bài tiết ( quá trình thải bã): Chất thải được đưa đến không bào co bóp -> lỗ thoát
ra ngoài cơ thể
d, Sinh sản
Trùng giày sinh sản:
+Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang
+ Sinh sản hữu tính còn gọi là sinh sản tiếp hợp
Câu 6: 
-Trừng biến hình sống ở mặt bùn trong các ao từ các hồ nước lặng
- Cấu tạo: Trừng biến hình là một cơ thể đơn bào có câu tạo gồm: Nhân, chất
nguyên sinh,
chân giả, không bào tiêu hóa và không bào co bóp
-Di chuyển: Di chuyển bằng cách hình thành chân giả
-Bắt mồi và tiêu hóa mồi
+Trùng biến hình bắt mồi nhờ chân giả
+Trùng biến hình tiêu hóa nội bào
- Hô hấp: Trùng biến hình hô hấp qua bề mặt co thể
-Quá trình thải bã: Chất thừa dồn đến ko bào co bóp thải ra ngoài bất kì vị trí
nào trên cơ thể
-Sinh sản: Trùng biến hình sinh sản vô tính bằng chác phân đôi cơ thể
Câu 7: 
a, Giống nhau:
-Là cơ thể đơn bào gồm: Nhân và chất nguyên sinh
- Dinh dưỡng qua màng cơ thể và ăn hồng cầu
-Gây bệnh cho người và động vật
b, Khác nhau:
-Trùng kiết lị:
+Sống ở niem mạc ruột người
+Di chuyển bằng chân giả ngắn. Có không bào co bóp và không bào tiêu hóa
+Kích thước lớn hơn hồng cầu
-Trùng số rét
+Sống trong máu người, thành ruột và tuyến nước bọt muỗi Anophen
+Không có cơ quan di chuyển
+Kích thước nhỏ hơn hồng cầu

Câu 1:

Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh:
-Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhiệm mọi chức năng sống
-Dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay rỗi hơi hoặc tiêu giám. Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi

Câu 2:

Vai trò của ngành động vật nguyên sinh là:
-Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt là giáp xác nhỏ sống trong nước.
-Chỉ thị về độ sạch của môi trường nước
-Làm sạch môi trường nước
-Là vật chỉ thị cho các tầng đất có dầu lửa.
-Có ý nghĩa về mặt địa chất
-Gây bênh cho người và động vật

Câu 3:

Trùng roi xanh là 1 cơ thể động vật đơn bào
Di chuyển: nhờ roi 
Dinh dưỡng: tự dưỡng và dị dưỡng 
Sinh sản vô tính bằng phân đôi

Câu 4:

+ Trùng roi: có khả năng dị dưỡng khi sống ở môi trường không ánh sáng, có roi, điểm mắt và có khả năng di chuyển.

+ Thực vật: chỉ sống tự dưỡng, không có khả năng di chuyển

Câu 5:

+ Trùng giày di chuyển vừa tiến vừa xoay nhờ các lông bơi mọc theo vòng xoắn quanh cơ thể. Các lông bơi này rung động theo kiểu làn sóng.

   + Thức ăn (gồm vi khuẩn, vụn hữu cơ, ...) được lông bơi dồn về lỗ miệng.

   + Thức ăn qua miệng và hầu được vo thành viên trong không bào tiêu hóa. Sau đó không bào tiêu hóa rời hầu di chuyến trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định. Enzim tiêu hóa biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh.

   + Chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát ở thành cơ thể.

Câu 6:

- Nơi sống: mặt bùn trong các hồ tù, hồ nước lặng; nổi lẫn trong lớp váng trên mặt ao hồ.

- Di chuyển: di chuyển bằng chân giả do sự chuyển động của chất nguyên sinh tạo thành.

- Trùng biến hình bắt mồi (tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ, ...). Trùng bắt và tiêu hóa mồi như sau:

   + Khi 1 chân giả chạm vào mồi, chân giả thứ 2 sẽ ngay lập tức hình thành vây lấy mồi.

   + 2 chân giả bao lấy mồi, nuốt mồi vào sau trong chất nguyên sinh.

   + Hình thành không bào tiêu hóa bao lấy mồi và tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hóa.

   + Nước thừa được tập trung về một chồ gọi là không bào co bóp rồi chuyển ra ngoài. Chất thải được loại ra ờ vị trí bất kì trên cơ thể.

Câu 7:

* Trùng kiết lị:

+kích thước: lớn.

+con đường truyền bệnh: ống tiêu hóa của người.

+nơi kí sinh: ruột.

+tác hại: làm mất hồng cầu.

+bệnh: bệnh kiết lị.

*Trùng sốt rét:

+kích thước: nhỏ.

+con đường truyền bệnh: máu.

+nơi kí sinh: máu.

+tác hại: phá vỡ hồng cầu.

+tên bệnh: bệnh sốt rét.

Chúc bạn học tốt!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm