Câu 1: Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống cây trồng? Câu 2: Đất trồng gồm những thành phần nào, vai trò của từng phần đó đối với cây trồng? Câu 3: Thế nào là độ chua độ kiềm của đất? Nêu các biện pháp khắc phục PH<6,5 PH>6,5 Câu 4: Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng? Câu 5: Độ phì nhiêu của đất là gì? Câu 6: Người ta thường dùng những biện pháp cải tạo đất. Câu 7: Nêu những biện pháp cải tạo đất đã áp dụng ở địa phương em. Câu 8: Phân bón là gì? Phân bón gồm có mấy loại. Câu 9: Nêu tác dụng của phân bón. Câu 10: Phân hữu cơ gồm những loại nào? bón phân vào đất có tác dụng gì? Câu 11: Thế nào là bón lót, bón thúc? Câu 12: Phân hữu cơ, phân lân, thường dùng để bón lót hay bón thúc. Vì sao? Câu 13: Thế nào là giâm cành, chiếc cành, ghép mắt. Câu 14: hãy nêu những điều kiện cần thiết để bảo quản hạt giống. Câu 15: Hãy nêu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, nêu ưu nhược điểm của từng biện pháp. Vòng đời côn trùng, biến thái côn trùng,…

2 câu trả lời

câu 1: vì nó hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật, 

nó cung cấp cho thực vật nước , oxi thức ăn

câu 2 :

– Các thành phần khoáng chất và các chất hữu cơ xác định cấu trúc và các thuộc tính khác của các loại đất.

câu tạo của một số loại đất

+Đất cát: 85% cát, 10% limon và 5% sét.
+Đất thịt:45% cát, 40% limon và 15% sét.
+Đất sét:25% cát, 30% limon và 45% sét.

câu 3:Độ chua, độ kiềm của đất là độ chua, độ kiềm đo được trong đất và xác định bởi chỉ số pH. 

câu 4:Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất có khả năng giữ được nước và các chất dinh dưỡng. Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé, đất càng chứa nhiều mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.

câu 5: Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, đồng thời không chứa chất có hại cho cây. Độ phì nhiêu của đất cũng là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng.

câu 6:

Những biện pháp cải tạo đất là:

- Cày sâu, bừa kĩ, kết hợp bón phân hữu cơ đối với đất bạc màu.

- Làm ruộng bậc thang đối với đất dốc.

- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh đối với đất dốc.

- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên đối với đất phèn.

- Bón vôi đối với đất chua.

câu 7:

 Cày sâu bừa kĩ kết hợp bón phân hữu cơ

– Làm ruộng bậc thang

– Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh

– Cày sâu bừa sục giữ nước liên tục thay nước thường xuyên 

– Bón vôi

câu 8

Phân bón là "thức ăn" do con người cung cấp cho cây trồng. Có 3 loại phân bón, đó là:

1.Phân hữu cơ: phân chuồng, phân bắc, phân xanh, phân rác, than bùn, khô dầu.

2.Phân hóa học: phân đạm, phân kali, phân lân, phân vi lượng, phân đa nguyên tố.

3.Phân vi sinh: phân có chứa vi sinh vật chuyển hóa đạm, phân có chứa vi sinh vật chuyển hóa lân.

câu 9:Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây, nếu không cây sẽ còi cọc, dễ chết .Bón phân cho đất có tác dụng cho cây ăn để có dinh dưỡng giống như con người cần ăn cơm để sống.Trong phân có chất dinh dưỡng sau này cây phát triển sẽ lấy chất dinh dưỡng từ đó dể lớn lên

câu 10:

Phân hữu cơ gồm :
-Phân chuồng
-Phân rác (rác thải sau khi ủ )
-Phân bắc
-Phân xanh ( Các loại cây xanh vùi vào đất làm phân bón )
-Than bùn
-Khô dầu (bã các loại hạt sau khi ép lấy dầu )

Phân bón có tác dụng:
Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây, nếu không cây sẽ còi cọc, dễ chết .Bón phân cho đất có tác dụng cho cây ăn để có dinh dưỡng giống như con người cần ăn cơm để sống.Trong phân có chất dinh dưỡng sau này cây phát triển sẽ lấy chất dinh dưỡng từ đó dể lớn lên

câu 11:Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ. Còn bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây nhắm đáp ứng kịp nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng thời kì tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

câu 12:Phân hữu cơ, phân lân dùng để bón lót vì khi bón vào đất các chất dinh dưỡng có trong đất phải chuyển thành các chất hòa tan thì cây mới hấp thụ được. Thành phần có nhiều chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng thường ở dạng khó tiêu (không hòa tan) cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân bón phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được.

câu 13 :

Giâm cành: lấy 1 đoạn thân cây, cành cây cắt bỏ 1 đầu và đem cắm xuống vùng đất ẩm. Chất dinh dưỡng từ đất sẽ đi theo vết cắt cung cấp cho quá trình sinh trưởng của cây.

– Chiết cành: trên 1 cây đang sống bình thường chọn ra cành cây cần chiết. Sau đó lấy dao tách 1 đoạn vỏ ở đó và dùng đất bó lại đoạn thân vừa tách vỏ đó. Sau 1 thời gian đoạn mà ta bó đất đó sẽ mọc rễ, cắt bỏ ra khỏi cây mẹ rồi đem ra trồng. 

– Ghép mắt: lấy 1 mắt (chồi) của cây khác mang ghép vào mắt (chồi) hoặc thân của cây cần ghép. Sau đó cũng phải bó lại nhưng không cần phải cho thêm đất vào.Chất dinh dưỡng sẽ đi trực tiếp từ cây sang mắt.

câu 14:

Các điều kiện đó là:

– Để ở nhiệt độ thích hợp, tránh ánh nắng trực tiếp

– Chọn ra những hạt giống tốt, bỏ những hạt lép đi

– Bảo quản trong những dụng cụ chuyên dụng,…

câu 15:Ưu điểm:Dễ áp dụng, hiệu quả dài lâu

Nhược điểm:

Hiệu quả thấp khi sâu, bệnh đã phát triển mạnh

Câu 1: Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống cây trồng?

Đất có vai trò đặc biệt đối với đời sống của cây trồng vì đất là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.

Câu 2: Đất trồng gồm những thành phần nào, vai trò của từng phần đó đối với cây trồng?

- Đất trồng gồm 3 thành phần:

       + Phần khí.

       + Phần rắn.

       + Phần lỏng.

- Phần khí: Cung cấp Oxi cho cây hô hấp. (lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển, lượng cacbonic thì nhiều hơn trong khí quyển cả trăm lần).

- Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. (nito, kali, photpho, những chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng).

- Phần lỏng: Cung cấp nước, hòa tan các chất dinh dưỡng.

Câu 3: Thế nào là độ chua độ kiềm của đất? Nêu các biện pháp khắc phục PH<6,5 PH>6,5

-Độ chua, độ kiềm của đất là độ chua, độ kiềm đo được trong đất và xác định bởi chỉ số pH.

-Biện pháp cải tạo đất chua đơn giản và hiệu quả nhất là sử dụng vôi để giảm tính axit, tăng độ pH cho nó.

-Biện pháp cải tạo đất kiềm bằng cách bổ sung thêm các nguyên tố như: Lưu huỳnh, sắt sunphat… để gây axit hóa, làm biến đổi và trung hòa pH của đất trồng

Câu 4: Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng?

Đất giữ được chất dinh dưỡng và nước do có các hạt cát, hạt limon, sét và chất mùn. Đất giữ được nước và chất dinh dưỡng tốt là đất chứa nhiều hạt có kích thước bé và nhiều mùn.

Câu 5: Độ phì nhiêu của đất là gì?

Độ phì nhiêu của đất là Khả năng đất cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, và không có chất có hại cho cây gọi là độ phì nhiêu của đất.

Câu 6: Người ta thường dùng những biện pháp cải tạo đất.- Người ta thường dùng những biện pháp cải tạo đất là:

- Cày sâu, bừa kĩ, kết hợp bón phân hữu cơ đối với đất bạc màu.

- Làm ruộng bậc thang đối với đất dốc.

- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh đối với đất dốc.

- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên đối với đất phèn.

- Bón vôi đối với đất chua.

Câu 7: Nêu những biện pháp cải tạo đất đã áp dụng ở địa phương em.

-Ở địa phương có đất là đất chua nên sử dụng biện pháp bón vôi

Câu 8: Phân bón là gì? Phân bón gồm có mấy loại.

-Phân bón là ‘‘thức ăn’’ do con người bổ sung cho cây trồng

-Phân bón gồm 3 loại: hữu cơ, hóa học và vi sinh

Câu 9: Nêu tác dụng của phân bón.

Phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản

Câu 10: Phân hữu cơ gồm những loại nào? bón phân vào đất có tác dụng gì?

+ Phân hữu cơ gồm những loại:

- Phân chuồng .

- Phân rác (rác thải sau khi ủ).

- Phân bắc.

- Phân xanh (Các loại cây xanh vùi vào đất làm phân bón).

- Than bùn.

- Khô dầu (bã các loại hạt sau khi ép lấy dầu).

+ Bón phân vào đất có tác dụng cây có nhiều chất dinh dưỡng hơn, làm cho cây mạnh khỏe, tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản cũng tăng theo.

Câu 11: Thế nào là bón lót, bón thúc?

- Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng (do phân cần thời gian phân hủy thành chất hòa tan thì cây mới hấp thụ được) nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.

- Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây (phân thường ở dạng dễ hòa tan nên cây hấp thụ được ngay) nhằm đáp ứng kịp nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng thời kì tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt

Câu 12: Phân hữu cơ, phân lân, thường dùng để bón lót hay bón thúc. Vì sao?

Phân hữu cơ, phân lân dùng để bón lót vì các chất dinh dưỡng trong phân thường ở dạng khó tiêu (không hòa tan) cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân bón phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được. Nên phải bon vào đất trước khi gieo trồng.

Câu 13: Thế nào là giâm cành, chiếc cành, ghép mắt.

- Giâm cành: Lấy 1 đoạn thân cây, cành cây cắt bỏ 1 đầu và đem cắm xuống vùng đất ẩm. Sau một thời gian phần bị cắt sẽ mọc rễ, chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ qua rễ trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Ví dụ: Mía, khoai lang, sắn dây,...

- Chiết cành: Trên 1 cây đang sống bình thường chọn ra cành cây cần chiết. Sau đó lấy dao tách 1 đoạn vỏ ở đó và dùng đất bó lại đoạn thân vừa tách vỏ đó. Sau 1 thời gian đoạn mà ta bó đất đó sẽ mọc rễ, cắt bỏ ra khỏi cây mẹ rồi đem ra trồng. Cây sẽ phát triển như cây bình thường. Ví dụ: Cam chanh bưởi,...

- Ghép mắt: Lấy 1 mắt (chồi) của cây khác mang ghép vào mắt (chồi) hoặc thân của cây cần ghép. Sau đó cũng phải bó lại nhưng không cần phải cho thêm đất vào.Chất dinh dưỡng sẽ đi trực tiếp từ cây sang mắt.

Câu 14: hãy nêu những điều kiện cần thiết để bảo quản hạt giống.

Những điều kiện cần thiết để bảo quản hạt giống:

- Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp,tỉ lệ hạt lép thấp, không bị sâu bệnh.

- Nơi bảo quản (cất giữ) phải đảm bảo về nhiệt độ và độ ẩm, phải tránh được chim, chuột, côn trùng phá hoại.

- Trong quá trình bảo quản, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu mọt để có biện pháp xử lí kịp thời: Có thể bảo quản hạt giống trong chum, vại, bao, túi kín. Với số lượng lớn thì ta sẽ bảo quả trong các kho cao ráo, sạch sẽ, hoặc bảo quản trong các kho lạnh.

Câu 15: Hãy nêu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, nêu ưu nhược điểm của từng biện pháp. Vòng đời côn trùng, biến thái côn trùng,…

- Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu, bệnh hại

       + Ưu điểm: Dễ thực hiện, hiệu quả lâu dài.

       + Nhược điểm: Hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh.

- Biện pháp thủ công:

       + Ưu điểm: Đơn giản dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh.

       + Nhược điểm: Hiệu quả thấp, tốn công, khi sâu bệnh quá nhiều thì không thể sử dụng.

- Biện pháp hóa học:

+ Ưu điểm: Diệt sâu bệnh nhanh, ít tốn công.

       + Nhược điểm: Gây độc cho người, cây trồng, gia súc, ô nhiễm môi trường, giết chết các vi sinh vật khác trong ruộng, con người khi ăn phải thực phẩm sử dụng quá nhiều chất hóa học có thể bị ngộ độc nghiêm trọng.

- Biện pháp sinh học:

       + Ưu điểm: Hiệu quả cao không gây ô nhiễm.

       + Nhược điểm: Không áp dụng được cho toàn bộ các loài sâu bệnh.

- Biện pháp kiểm dịch thực vật:

       + Ưu điểm: Ngăn chặn được sự lây lan của sâu bệnh nguy hiểm.

       + Nhược điểm: Không ngăn chặn được những sâu bệnh đã phổ biến, thực chất chỉ ngăn được sự lây lan của những bệnh mới.

 CHÚC BẠN HỌC TỐT

 

 

 

 

 

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm