Câu 1: Đại diện nào của ngành Động vật nguyên sinh trong quá trình dinh dưỡng xuất hiện enzim tiêu hóa? A. Trùng kiết lị. B. Trùng giày. C. Trùng roi. D. Trùng biến hình. Câu 2: Trùng roi xanh hô hấp bằng cách nào? A. Qua không bào co bóp và qua màng tế bào. B. Nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào. C. Qua không bào tiêu hóa. D. Qua không bào co bóp. Câu 3: Trùng roi thường sống ở đâu? A. Trong các cơ thể động vật. B. Trong các cơ thể thực vật. C. Trong nước ao, hồ, đầm, ruộng và các vũng nước mưa. D. Trong nước biển. Câu 4: Chân giả của trùng biến hình được tạo thành nhờ: A. Không bào co bóp. B. Không bòa tiêu hóa. C. Nhân. D. Chất nguyên sinh. Câu 5: Trùng roi xanh di chuyển bằng cách nào? A. Roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển. B. Không bào co bóp hút và thải nước tạo áp lực cho cơ thể di chuyển. C. Không bào co bóp và điểm mắt giúp cơ thể di chuyển. D. Cơ thể uốn lượn tạo áp lực để di chuyển. Câu 6: Cấu tạo cơ thể trùng roi gồm có: 1. Nhân. 2. Hạt diệp lục. 3. Hạt dự trữ. 4. Màng cơ thể. 5. Không bào co bóp. 6. Điểm mắt. 7. Roi. A. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. B. 1, 3, 5, 7. C. 5, 6, 7. D. 1, 2, 3, 4. Câu 7: Cách nuôi cấy trùng roi và trùng giày như thế nào? 1. Nguyên liệu nuôi là rơm khô, thân và rễ bèo Nhật Bản, cỏ tươi. 2. Chặt cỏ nguyên liệu thành các đoạn 2-3cm, cho vào bình có nước mưa (dùng nan găm cho nguyên liệu không nổi lên). 3. 4-5 ngày có trùng roi và trùng giày. 4. 4-5 ngày đầu lớp váng có trùng roi. 5. 5-7 ngày tiếp theo mới có trùng giày. A. 2 B. 1, 2. C. 1, 2, 4, 5. D. 1, 2, 3. Câu 8: Trùng sốt rét có đặc điểm: A. Di chuyển bằng chân giả, sinh sản theo kiểu phân đôi. B. Di chuyển bằng roi, sinh sản theo kiểu phân đôi. C. Di chuyển bằng chân giả rất ngắn, kí sinh ở thành ruột. D. Không có bộ phận di chuyển, sinh sản theo kiểu phân đôi. Câu 9: Trùng kiết lị khác với trùng biến hình ở điểm nào? A. Có chân giả rất ngắn. B. Chỉ ăn hồng cầu. C. Thích nghi cao với đời sống kí sinh. D. Chỉ ăn hồng cầu, có chân giả rất ngắn, thích nghi cao với đời sống kí sinh. Câu 10: Trùng roi xanh di chuyển nhờ: A. Lông bơi. B. Roi bơi. C. Không có cơ quan di chuyển. D. Chân giả. Câu 11: Điểm mắt của trùng roi có màu: A. Đỏ. B. Nâu. C. Xanh lục. D. Đen. Câu 12: Trùng giày sinh sản theo những cách nào? A. Phân đôi và tiếp hợp. B. Tiếp hợp. C. Phân đôi. D. Phân nhiều. Câu 13: Trùng roi xanh tiến về phía ánh sáng nhờ: A. Diệp lục, roi, điểm mắt. B. Roi, điểm mắt. C. Roi, diệp lục. D. Diệp lục, điểm mắt. Câu 14: Quá trình tiêu hoá thức ăn của trùng biến hình là quá trình tiêu hoá: A. Vừa nội bào vừa ngoại bào. B. Nội bào. C. Ngoại bào. D. Nội bào hoặc ngoại bào tuỳ từng giai đoạn phát triển. Câu 15: Trong cơ thể muỗi Anophen, trùng sốt rét sinh sản bằng hình thức: A. Nảy chồi. B. Sinh sản sinh dưỡng. C. Phân đôi. D. Sinh sản hữu tính. Câu 16: Trùng biến hình có đặc điểm: A. Không có bộ phận di chuyển, sinh sản theo kiểu phân đôi. B. Di chuyển bằng chân giả, sống phổ biến ở biển. C. Di chuyển bằng chân giả, sinh sản theo kiểu phân đôi. D. Di chuyển bằng chân giả rất ngắn, kí sinh ở thành ruột. Câu 17: Động vật nguyên sinh kí sinh có các đặc điểm: 1. Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hay kém phát triển. 2. Dinh dưỡng kiểu hoại sinh. 3. Dinh dưỡng kiểu động vật. 4. Sinh sản hữu tính với tốc độ rất nhanh. 5. Sinh sản vô tính với tốc độ rất nhanh. A. 1, 2, 5. B. 1, 3, 5. C. 1, 2, 4. D. 1, 3, 4. Câu 18: Cơ quan di chuyển của Động vật nguyên sinh sống kí sinh: A. Là roi bơi. B. Thường tiêu giảm. C. Là chân giả. D. Là lông bơi. Câu 19: Động vật nguyên sinh tự do có những đặc điểm gì đặc trưng? 1. Cơ quan di chuyển phát triển nhanh. 2. Dinh dưỡng kiểu động vật. 3. Dinh dưỡng kiểu thực vật. 4. Là một mắt xích trong chuỗi thức ăn của tự nhiên. A. 1, 3, 4. B. 1, 4. C. 1, 2, 4. D. 1, 2. Câu 20: Cơ thể trùng roi có cấu tạo: A. Tập đoàn đơn bào. B. Đa bào. C. Đơn bào. D. Đơn bào hay tập đoàn đơn bào tuỳ giai đoạn.
1 câu trả lời
6. A
7. C
8. D
9. D
10. B
11. A
12 A
13. B
14. B
15. D
16. C
17. A
18. B
19. C
20. C
hay ch mk 5*+ ctlhn =))))))
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm