Câu 1 Đặc điểm: nơi sống; cấu tạo thích nghi với lối sống kí sinh; di chuyển; vòng đời phát triển của sán lá gan. Câu 2- Đặc điểm: nơi sống; cấu tạo thích nghi với lối sống kí sinh; di chuyển; vòng đời phát triển của giun đũa và Biện pháp phòng chống bệnh giun ( giun đũa, giun kim) kí sinh ở người. mong mọi người trả lời ạ

2 câu trả lời

Câu 1:

Sán lá gan còn có các đặc điểm thích nghi với kí sinh như:

- Về cấu tạo: Tiêu giảm lông bơi và giác quan, xuất hiện giác bám, tăng cường cơ quan tiêu hoá và cơ quan sinh sản.

- Về đời sống :

+ Sán lá gan đẻ nhiều lứa, nhiều trứng.

+ Ấu trùng cũng có khả năng sinh sản vô tính.

+ Có thay đổi vật chủ.

Vòng đời của sán lá gan:

Sán lá gan trưởng thành -> Trứng (gặp nước) -> Ấu trùng có lông -> Ấu trừng (kí sinh trong ốc ruộng) -> Ấu trùng có đuôi (môi trường nước) -> Kết kén (bám vào rau bèo) -> Sán lá gan (kí sinh trong gan mật trâu bò).

Câu 2:

Giun đũa có đặc điểm thích nghi với đời sống kí sinh ở ruột non người:

+Cơ thể dài thuôn nhọn 2 đầu, có vỏ cuticun bao bọc cơ thể bảo vệ cơ thể tránh tác dụng của dịch tiêu hóa ở ruột người,

+Hầu phát triển -->  dinh dưỡng khỏe.

+Đẻ nhiều trứng (200.000 trứng/ngày), có khả năng phát tán rộng.

Vòng đời giun đũa:

-Trứng theo phân ra ngoài, dặp ẩm và thoáng khí phát triển thành ấu trùng trong trứng . Người ăn phải. Trứng giun đến ruột non ấu trùng chui ra --> vào máu đi qua gan -> tim -> phổi rồi về lại ruột non mới chính thức ký sinh ở đấy.

Cách phòng chống bệnh giun đũa:

- Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân thật tốt.

- Ăn chín uống sôi

- Tẩy giun sán định kỳ, nhất là ở trẻ em.

- Khi mắc bênh phải dùng thuốc tẩy giun theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc.

câu 1 Mắt, lông bơi tiêu giảm.

-Ngược lại, có giác bám phát triểm bám chặt vào vật chủ.

-Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng nhanh từ môi trường kí sinh.

-Nhờ cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển, thích hợp với động tác chui rúc trong môi trường kí sinh

 

Giải thích các bước giải:
câu 2:  mình ko bt