Câu 1: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ĐVNS? Câu 2: Vòng đời của sán lá gan? Câu 3: Nêu các biện pháp phòng chống giun sán kí sinh? Câu 4: Kể tên các loài ruột khoang sống bám và sống tự do? Đặc điểm chung của ngành Ruột khoang? Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với các đại diện của ngành Ruột khoang ta phải làm gì? Câu 5: Nêu các biện pháp phòng chống bệnh Sốt rét? Câu 6: Tại sao trẻ em thường hay mắc giun kim?

2 câu trả lời

Câu 1: 

1. Đặc điểm chung

- Động vật nguyên sinh có một số đặc điểm chung sau:

+ Có kích thước nhỏ, chỉ vào khoảng 0,01 – 0,05mm nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường

+ Động vật nguyên sinh là một dạng sống đơn giản, mặc dù cơ thể chỉ có một tế bào, nhưng có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống nhưng có khả năng thực hiện đầy đủ các hoạt động sống như một cơ thể đa bào hoàn chỉnh.

2. Vai trò thực tiễn

2.1 Vai trò

- Động vật nguyên sinh phân bố khắp nơi: trong nước ngọt, trong nước mặn, trong đất ẩm, trong cơ thể nhiều nhóm động vật và người.

- Động vật nguyên sinh giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái

+ Làm thức ăn cho động vật nhỏ, đặc biệt là giáp xác nhỏ

+ Chỉ thị về độ sạch của môi trường.

.2 Tác hại

Một số không nhỏ động vật nguyên sinh gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho động vật và người.

+ Bệnh sốt rét do trùng sốt rét gây ra

Câu 2:

Ở con người sẽ trong khoảng 3 đến 4 tháng, ở các loại động vật ăn cỏ như trâu bò thì chỉ mất 6 đến 13 tuần. Thời gian này còn phụ thuộc số lượng sán, thời gian trưởng thành sẽ kéo dài nếu sán càng nhiều. Tuổi thọ của sán lá gan lớn ở người từ 9 đến 13,5 năm.

Câu 3:

- - Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

Caau4:

-  Cơ thề có đối xứng tỏa tròn;
- Thành cơ thê đều có 2 lớp tế bào: lớp ngoài, lớp trong, giữa 2 lớp này là tầng keo;
- Đều có tế bào gai tự vệ, ruột dạng túi, miệng vừa là nơi thu nhận ăn vừa là nơi thải chất cặn bã.

Caau5:

  • Bệnh sốt rét do muỗi lây lan, do đó cần phải tiêu diệt muỗi và ký sinh trùng gây bệnh.
  • Ngủ mùng, kể cả khi ở nhà, đặc biệt nếu nhà gần nương rẫy hoặc ngủ trong rừng. Mặc quần áo dài vào buổi tối. Làm nhà ở xa rừng và xa nguồn nước.
  • Diệt muỗi bằng cách phun tồn lưu và tẩm màn hóa chất, xoa kem xua muỗi, xịt thuốc chống muỗi.
  • Loại bỏ nơi sinh sống của muỗi bằng cách phát quang bụi rậm và khơi thông cống rãnh quanh nhà, .
  • Câu 6: Trứng giun kim phát triển rất nhanh. Đúng là trẻ nhỏ dễ mắc hơn người lớn. Vì khi trẻ ngứa hậu môn, lấy tay gãi, giun bám vào tay, móng tay trẻ và khi trẻ mút tay, giun theo miệng rồi chui vào dạ dày do đó việc tái nhiễm giun kim rất dễ dàng

Đáp án:

 câu1

Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh là:

   - Cơ thể có kích thước hiển vi.

   - Cơ thể chỉ có cấu tạo 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.

   - Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.

   - Phần lớn dị dưỡng.

   - Di chuyển bằng chân giả, lông bơi hoặc roi bơi, một số không di chuyển

câu2 Sán lá gan trưởng thành ----(**)---> Trứng ----(gặp nước)---> Ấu trùng có lông ------> Ấu trừng (kí sinh trong ốc ruộng) ----------> Ấu trùng có đuôi (môi trường nước) ------> Kết kén (bám vào rau bèo) ----> Sán lá gan (kí sinh trong gan mật trâu bò)

câu3 + Vệ sinh thực phẩm :
Ăn chín , uống sôi, không ăn gỏi cá, thịt tái ( thịt bò , thịt lợn)
Chú ý không dùng các loại rau tưới bằng phân bắc ( phân người) vì có chứa trứng giun sán
Các loại rau thủy sinh cũng có thể chứa các ấu trùng của các loại sán
Không ăn thịt bò, lợn gạo .
Rửa sạch hoa quả trước khi ăn
+ Vệ sinh cá nhân
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

câu4 ở tất cả các địa phương đều có thủy tức (nước ngọt và nước mặn :có). Các vùng gần biên còn có thể gặp: sứa, san hô và hải quỳ

 đặc điểm chung của ngành ruột 

- Cơ thể có đối xứng toả tròn.

- Ruột dạng túi.

- Thành cơ thể có 2 lớp tế bào.

- Tự vệ tấn công bằng tế bào gai.

- Sống dị dưỡng

để  tránh chạm phải chất độc khi tiếp xúc với các đại diện ngành Ruột khoang, chúng ta cần sử dụng: vợt, kéo nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải mang găng cao su để tránh sự tác động của các tê bào gai độc, có thế gây ngứa hoặc làm bỏng da tay.

câu5

diệt lăng quăng, bọ gậy

ngủ mùng

phát quang bụi rậm

dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, có nhiều ánh sáng

câu6

Trẻ em mắc bệnh giun kim nhiều vì:

-Vì trẻ em (nhất là 2-3 tuổi) thường có thói quen chơi dưới sàn nhà hoặc trong các môi trường thiếu vệ sinh, nằm dưới sàn nhà, ngậm các đồ vật,... vì vậy trẻ em rất thường hay bị nhiễm bệnh giun đũa.

-Vì trẻ em chơi ở môi trường thiếu vệ sinh, chưa ý thức vệ sinh thân thể nên trẻ em là đối tượng mắc bệnh giun đũa nhiều nhất.

cho mình xin hay nhất ạ

Câu hỏi trong lớp Xem thêm