Câu 1. Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm? Câu 2. Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa gì đối với môi trường nước? Vì sao nhiều ao được đào để thả cá, trai không thả mà tự nhiên có? Câu 3. Vì sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần? Người ta dùng thính để câu hay cất vó tôm là dựa vào đặc điểm nào của tôm? Câu 4. Nêu tập tính thích nghi lối sống của nhện? Câu 5. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành Chân khớp?Câu 6. Vì sao châu chấu lại gây hại cho mùa màng? Liên hệ thực tế, đề ra biện pháp phòng chống sâu bọ có hại nhưng không gây ô nhiễm môi trường? Câu 7. Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi đời sống bơi lặn? Câu 8. Chức năng của từng loại vây cá?
2 câu trả lời
Câu 1. Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm?
→ * Đặc điểm chung của ngành thân mềm:
- Thân mềm, không phân đốt
- Có vỏ đá vôi, có khoang áo
- Hệ tiêu hóa phân hóa
- Cơ quan di chuyển thường đơn giảm
- Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển
*Vai trò:
Lợi ích: Hầu như đa số các loài thân mềm đều có lợi
- Làm thức ăn cho người: mực, bạch tuộc, ngao, sò…
- Làm thức ăn cho động vật khác: các loài ốc, ấu trùng của thân mềm...
- Làm đồ trang trí, trang sức: ngọc trai, vỏ sò, vỏ ốc...
- Làm sạch môi trường: trai, vẹm, hàu...
- Có giá trị xuất khẩu: bào ngư, sò huyết...
- Có giá trị về mặt địa chất: hóa thạch một số vỏ sò, vỏ ốc.
Tác hại: Tuy nhiên cũng có một số thân mềm gây hại đáng kể
- Có hại cho cây trồng: ốc bươu vàng
- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán: ốc gạo, ốc bươu, ốc mút...
Câu 2. Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa gì đối với môi trường nước? Vì sao nhiều ao được đào để thả cá, trai không thả mà tự nhiên có?
→ Cách dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác có tác dụng lọc sạch môi trong nước. (Ở những vùng nước ô nhiễm, con người ăn trai, sò dễ bị ngộ độc vì khi cơ thể trai lọc nước lấy thức ăn thì chúng cũng giữ lại nhiều chất độc trong cơ thể).
- Ấu trùng trai nở ra, sống trong mang mẹ một thời gian rồi bám vào da và mang cá khoảng một vài tuần rồi mới rơi xuống bùn phát triển theo thời gian thành trai trưởng thành. Vì vậy, nhiều ao được đào để thả cá tuy không thả trai nhưng vẫn có trai trong ao.
Câu 3. Vì sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần? Người ta dùng thính để câu hay cất vó tôm là dựa vào đặc điểm nào của tôm?
→ Ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần vì tôm có lớp vỏ kitin cứng. không lớn lên cùng với sự tăng trưởng cơ thể nên tôm phải lột xác nhiều lần để hình thành lớp vỏ mới.
- Người ta thường dùng mồi có mùi thính thơm để câu hay cất vó tôm là dựa vào đặc điểm: Tôm có các tế bào khứu giác trên hai đôi râu rất phát triển, nhận biết được thức ăn từ khoảng cách rất xa.
Câu 4. Nêu tập tính thích nghi lối sống của nhện?
→ Nhện có tập tính chăng lưới và bắt mồi sống, thường hoạt động nhiều vào ban đêm.
- Tập tính chăng tơ của nhện:
+ Chăng dây tơ khung
+ Chăng dây tơ phóng xạ
+ Chăng dây tơ vòng
+ Chờ mồi
- Tập tính bắt mồi của nhện:
+ Ngoạm chặt và chích nọc độc vào con mồi
+ Tiết dịch tiêu hóa vào con mồi
+ Trói chặt mồi rồi treo 1 thời gian
+ Hút dịch lỏng ở con mồi
Câu 5. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành Chân khớp?
→ *Đặc điểm chung ngành Chân khớp:
- Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở cơ thể.
- Các chân phân đốt khớp động.
- Qua lột xác (biến thái) mà tăng trưởng cơ thể.
*Vai trò thực tiễn ngành Chân khớp:
- Lợi ích của Chân khớp:
+ Làm thuốc chữa bệnh
+ Làm thực phẩm cho con người
+ Thức ăn cho động vật khác
+ Thụ phấn cho cây
+ Diệt các sâu bọ có hại khác ...
- Tác hại:
+ Hại cây trồng
+ Gây hại đồ gỗ
+ Truyền bệnh
Câu 6. Vì sao châu chấu lại gây hại cho mùa màng? Liên hệ thực tế, đề ra biện pháp phòng chống sâu bọ có hại nhưng không gây ô nhiễm môi trường?
→ Châu chấu phá hoại mùa màng rất ghê gớm là do châu chấu có cơ quan miệng khỏe, sắc, thức ăn là chồi và lá cây, khả năng tiêu hóa thức ăn nhanh và châu chấu sinh sản rất nhiều → gây hại cho cây cối, mùa màng. quá nhiều châu chấu sẽ xảy
ra đại dịch châu chấu, gây ảnh hưởng đến nông nghiệp và đời sống
* Các biện pháp phòng chống sâu bọ có hại nhưng không gây ô nhiễm môi trường:
- Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bọ bệnh hại
- Biện pháp thủ công: bắt sâu bằng tay,..
- Biện pháp sinh học: Chế phẩm sinh học,...
- Biện pháp kiểm dịch thực vật
- Dùng bẫu đèn bắt sâu
- Dùng thiên địch chống sâu bệnh
Câu 7. Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi đời sống bơi lặn?
→ Cá chép có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước:
- Thân cá chép hình thoi dẹp bên, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân: giảm sức cản của nước
- Mắt không có mi mắt, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước: màng mắt không bị khô.
- Thân cá phủ vảy xương tì lên nhau như ngói lợp; bên ngoài vảy có một lớp da mỏng, có tuyến tiết chất nhày: giảm ma sát giữa da cá và môi trường nước, giúp thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang.
- Vây cá có những tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân: có vai trò như bơi chèo, giúp cá bơi linh hoạt.
Câu 8. Chức năng của từng loại vây cá?
→ Chức năng của từng loại vây cá
- Vây ngực và vây bụng có chức năng rẽ phải, rẽ trái, lên, xuống và giữ thăng bằng.
- Vây lưng và vây hậu môn có chức năng giữ thăng bằng theo chiều dọc cơ thể.
- Vây đuôi có vai trò chính trong sự di chuyển, đẩy nước giúp cá tiến về phía trước.
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Câu 1 : Đặc điểm chung của ngành thân mềm là:
- Thân mềm, không phân đốt
- Có vỏ đá vôi, có khoang áo
- Hệ tiêu hóa phân hóa
- Cơ quan di chuyển thường đơn giảm
- Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển .
-VAI TRÒ
*Lợi ích
Hầu như tất cả các loài thân mềm đều có lợi
- Làm thức ăn cho người: mực, ngao, sò…
- Làm thức ăn cho động vật khác: ốc, ấu trùng của thân mềm
- Làm đồ trang trí: ngọc trai
- Làm sạch môi trường: trai, vẹm, hàu
- Có giá trị xuất khẩu: bào ngư, sò huyết
- Có giá trị về mặt địa chất: hóa thạch các loài ốc, vỏ sò
* Tác hại
Tuy nhiên cũng có một số thân mềm có hại đáng kể
- Có hại cho cây trồng: ốc bươu vàng
- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán: ốc đĩa, ốc tai, ốc mút
Câu 2 : Trai dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các động vật nhỏ khác, góp phần lọc sạch nước vì cơ thể trai giống như những máy lọc sống. Ở những nơi nước ô nhiễm, người ta ăn trai, sò hay bị ngộ độc vì khi lọc nước, nhiều chất độc còn tồn đọng trong cơ thể trai, sò. Vì :
- Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, có 1 giai đoạn ấu trùng trai bám vào da và mang cá
- Khi vào ao cá, trai lớn lên và phát triển bình thường
Câu 3 : Trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần vì lớp vỏ cứng rắn cản trở sự lớn lên của tôm.
Câu 4 : Tập tính thích nghi với lối sống của nhện:
- Chăng tơ: để bắt mồi, để di chuyển,…
- Bắt mồi: con mồi của nhện là mồi sống.
Câu 5 : Các đặc điểm chung của ngành chân khớp:
- Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở
- Các chân phân khớp động
- Qua lột xác mà tăng trưởng cơ thể
Vai trò thực tiễn
Với số lượng loài lớn, mỗi loài lại thường sinh ra số lượng cá thể rất lớn nên chân khớp có vai trò thực tiễn to lớn
* Có lợi:
- Làm thực phẩm: tôm, cua
- Thụ phấn cho cây trồng: ong, bướm
- Bắt sâu bọ có hại: nhẹn chăng lưới, bọ cạp
- Nguyên liệu làm mắm: tôm, tép
-Xuất khẩu: tôm hùm, tôm sú
* Có hại:
- Làm hại cây trồng: nhện đỏ
- Làm hại đồ gỗ trong nhà: mối
- Có hại cho giao thông đường thủy: con sun
- Truyền nhiều bệnh nguy hiểm: ruồi, muỗi
Câu 6 : Khi châu chấu đẻ trứng nhiều gây hại cho cây cối , mùa màng , quá nhiều châu chấu làm xảy ra đại dịch châu chấu , khi chúng đi qua chúng ăn không còn một lá cây ngọn cỏ nào gây ảnh hưởng đén nông nghiệp và đời sống
Câu 7 : Đầu cá thon nhọn về phía trước giúp giảm sức cản của dòng nước
- Da cá đc bao bọc bởi 1 lớp chất nhầy, đồng thời vẩy cá đc sắp sếp theo 1 chiều theo chiều di chuyển giảm ma sat của thân cá với nước
- Cá hô hấp bằng mang, các phiến mang sếp song song và ngược chiều dòng nước giúp cá hô hấp tốt, hiệu quả cao
- Cá di chuyển nhờ cử động thân và quan trọng là cử đọng của vây đuôi, vây ngực, các vây này có khung xương cứng và cơ vận động khỏe giúp cá di chuyển ngay cả trong khi bơi ngược dòng
Câu 8 : Chức năng của từng loại vây:
+ Khi bơi cá uốn mình, khúc đuôi mang vây đuôi dẩy nước làm làm có tiến lên phía trước.
+ Đôi vây ngực và đôi vây bụng, ngoài chức năng giữ thăng bằng cho cá, còn giúp cá bơi hướng lên trên hoặc bơi hướng xuống dưới, rẽ phải, rẽ trái, dừng lại hoặc bơi đứng.
+ Vây lưng và vậy hậu môn làm tăng diện tích dọc của thân giúp cá khi bơi không bị nghiêng ngả.
Chúc cậu học tốt <3