Câu 1: Đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh? Câu 2: Giải thích đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống bơi lội tự do? Câu 3. Em hãy đề ra các biện pháp phòng tránh bệnh giun sán kí sinh? Câu 4. Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của trai sông? Câu 5. Giải thích trình tự bắt mồi ở nhện? Câu 6. Nêu vai trò của lớp sâu bọ? Câu 7. Nêu vai trò của lớp giáp xác? Câu 8. Em hãy nêu 1 biện pháp phòng chống sâu bọ có hại? Phân tích ưu điểm nhược điểm của biện pháp đó?
2 câu trả lời
CÂU 1:
Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh là: ... – Cơ thể chỉ có cấu tạo 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống. – Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi. – Phần lớn: dị dưỡng; di chuyển bằng chân giả, lông bơi hoặc roi bơi, một số không di chuyển.
CÂU 2:
Sứa có cấu tạo thích nghi với đời sống bơi lội trong nước là:
+ Cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn
+ Miệng ở phía dưới, có tế bào tự vệ
+ Di chuyển bằng cách co bóp dù
CÂU 3:
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.
CÂU 4:
- Gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở lưng.
- Dây chằng ở bản lề đàn hồi cùng 2 cơ khép vỏ.
- Gồm 3 lớp:
+ Lớp sừng ở bên ngoài.
+ Lớp đá vôi ở giữa.
+ Lớp xà cừ ở bên trong.
CÂU 5:
1. Nhện ngoạm mồi, chích nọc độc.
2. Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi.
3. Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian.
4. Nhện hút dịch lỏng ở con mồi
CÂU 6:
Vai trò thực tiễn
- Làm thuốc chữa bệnh: ong mật,...
- Làm thực phẩm: châu chấu, ấu trùng ong, ấu trùng ve sầu,...
- Thụ phấn cây trồng: ong, ruỗi, bướm,...
- Thức ăn cho động vật khác: muỗi, ruồi, bọ gậy,...
- Diệt các sâu hại: bọ ngựa, ong mắt đỏ,...
- Hại ngũ cốc: châu chấu,...
- Truyền bệnh: ruồi, muỗi,...
CÂU 7:
-Làm thực phẩm đông lạnh: Tôm sú,tôm he,tôm lương
- Làm thực phẩm khô: Tôm he,tôm đỏ,tôm bạc
-Nguyên liệu để làm mắm: Tôm tép, cáy cằm
-Làm thực phẩm tươi sống: Tôm, cua, ruốc, cua bể, con ghẹ
-Có hại cho giao thông thủy: Con sun
-Kí sinh gây hại cá: Chân kiếm kí sinh
CÂU 8:
Khi tiến hành phòng trừ sâu, bệnh phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
– Phòng là chính
– Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để.
– Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ
Tại sao lại lấy nguyên tắc phòng là chính để phòng trừ sâu, bệnh hại?
Tại vì nếu để cây trồng, thực vật bị nhiễm sâu bệnh thì sẽ bị tổn hại vĩnh viễn làm giảm năng suất, giảm tính thẩm mĩ. Do đó cần phòng hơn là chữa.
Đáp án:
1 Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh là: ... – Cơ thể chỉ có cấu tạo 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống. – Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi. – Phần lớn: dị dưỡng; di chuyển bằng chân giả, lông bơi hoặc roi bơi, một số không di chuyển.
2
- Cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn
- Miệng phía dưới, có tế bào tự vệ
- Di chuyển bằng cách co bóp dù
Giải thích các bước giải: