Câu 1 Cơ quan nào làm nhiệm vụ che chở bảo vệ cơ thể tôm? A. Màng. B. Vỏ kitin. C. Đuôi. D. Vỏ đá vôi. Câu 2 Thành phần nào giúp tạo nên màu sắc cho vỏ tôm? A.Sắc tố. B. Canxi. C. Khoáng chất. D. Protein. Câu 3 Đại diện nào sau đây không thuộc lớp Sâu bọ? A. Nhện. B. Kiến C. Ong. D. Gián Câu 4 Bộ phận nào dưới đây giúp châu chấu bay được? A.Đôi càng. B. Bốn đôi chân ngực. C. Đôi râu. D. Đôi cánh. Câu 5 Những động vật nào sau đây thuộc ngành Chân khớp? A.Muỗi, cua, nhện. B. Ngao, mực. C. Ruồi, đỉa. D. Chuồn chuồn, giun đất. Câu 6 Trứng trai khi đẻ ra được giữ trong tấm mang có ý nghĩa gì? A. Giúp trai lấy được nhiều chất dinh dưỡng hơn. B. Giúp trứng được đưa đi xa hơn. C. Giúp trứng được bảo vệ tốt hơn. Câu 7 Đặc điểm nào giúp phân biệt Sâu bọ với các lớp còn lại trong ngành Chân khớp? A. Cấu tạo cơ thể gồm 3 phần : đầu, ngực, bụng. B. Cấu tạo vỏ kitin có chức năng như bộ xương ngoài. C. Phát triển qua lột xác. D. Kích thước cơ thể rất đa dạng Câu 8 Có thể đánh bắt tôm sông bằng cách sử dụng thính gạo vì A. Tôm có khứu giác rất phát triển. B. Thính gạo là món ăn yêu thích nhất của tôm sông. C. Tôm có thị giác phát triển. D. Tôm dễ phát hiện thính từ xa nhờ đôi mắt tinh tường. Câu 9 Loài Giáp xác nào có giá trị xuất khẩu ở Việt Nam? A. Cua đồng. B. Tôm hùm. C. Tôm sông. D. Rận nước. Câu 10 Loài nào giúp thụ phấn cho cây trồng? A. Nhện. B. Ốc sên. C. Ong. D. Châu chấu. Câu 11 Giai đoạn nào trong quá trình phát triển của châu chấu gây ảnh hưởng lớn đến mùa màng? A. Trứng. B. Châu chấu non. C. Châu chấu trưởng thành. D. Cả A và B

2 câu trả lời

Đáp án+Giải thích các bước giải:

Câu 1 Cơ quan nào làm nhiệm vụ che chở bảo vệ cơ thể tôm?

A. Màng. B. Vỏ kitin. C. Đuôi. D. Vỏ đá vôi.

Trả lời: - B. Vỏ kitin.

Giải thích: - Vỏ cơ thể tôm cấu tạo bằng kitin. Nhờ ngấm thêm canxi nên vỏ tôm cứng cáp, làm nhiệm vụ che chở và chỗ bám cho hệ cơ phát triển, có tác dụng như bộ xương (còn gọi là bộ xương ngoài)

--> Chọn B

Câu 2 Thành phần nào giúp tạo nên màu sắc cho vỏ tôm?

A.Sắc tố. B. Canxi. C. Khoáng chất. D. Protein.

Trả lời: - A.Sắc tố

Giải thích: - Thành phần vỏ cơ thể chứa các sắc tố làm tôm có màu sắc của môi trường

--> Chọn A

Câu 3 Đại diện nào sau đây không thuộc lớp Sâu bọ?

A. Nhện. B. Kiến C. Ong. D. Gián

Trả lời: -A. Nhện.

Giải thích: - Nhện là đại diện lớp hình nhện thuộc ngành chân khớp

--> Chọn A

Câu 4 Bộ phận nào dưới đây giúp châu chấu bay được?

A.Đôi càng. B. Bốn đôi chân ngực. C. Đôi râu. D. Đôi cánh.

Trả lời: -  D. Đôi cánh.

Giải thích: - Khi di chuyển châu chấu có thể bò bằng cả 3 đôi chân trên cây, hay nhảy từ cây này sang cây khác bằng đôi chân sau ( thường gọi là càng) hoặc nhảy, rồi sau đó bay bằng cánh nếu di chuyển xa.

--> Chọn D

Câu 5 Những động vật nào sau đây thuộc ngành Chân khớp?

A.Muỗi, cua, nhện. B. Ngao, mực. C. Ruồi, đỉa. D. Chuồn chuồn, giun đất.

Trả lời: -  A.Muỗi, cua, nhện

Giải thích: - Muỗi thuộc lớp sâu bọ ngành chân khớp

                  - Cua thuộc lớp giáp xác ngành chân khớp

                  - Nhện thuộc lớp hình nhện ngành chân khớp

--> Chọn A 

Câu 6 Trứng trai khi đẻ ra được giữ trong tấm mang có ý nghĩa gì?

A. Giúp trai lấy được nhiều chất dinh dưỡng hơn. B. Giúp trứng được đưa đi xa hơn. C. Giúp trứng được bảo vệ tốt hơn.

Trả lời: - C. Giúp trứng được bảo vệ tốt hơn.

Giải thích: - Khi trứng non đẻ ra được giữ trong tấm mang nhằm giúp trứng được bảo vệ tốt hơn

--> Chọn C

Câu 7 Đặc điểm nào giúp phân biệt Sâu bọ với các lớp còn lại trong ngành Chân khớp?

A. Cấu tạo cơ thể gồm 3 phần : đầu, ngực, bụng.

B. Cấu tạo vỏ kitin có chức năng như bộ xương ngoài.

C. Phát triển qua lột xác.

D. Kích thước cơ thể rất đa dạng

Trả lời: - A. Cấu tạo cơ thể gồm 3 phần : đầu, ngực, bụng.

Giải thích: - Câu tạo cơ thể của Sâu bọ được chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng

--> Chọn A

Câu 8 Có thể đánh bắt tôm sông bằng cách sử dụng thính gạo vì

A. Tôm có khứu giác rất phát triển.

B. Thính gạo là món ăn yêu thích nhất của tôm sông.

C. Tôm có thị giác phát triển.

D. Tôm dễ phát hiện thính từ xa nhờ đôi mắt tinh tường.

Trả lời: -A. Tôm có khứu giác rất phát triển.

Giải thích: - Nhờ các tế bào khứu giác trên 2 đôi râu rất phát triển, tôm nhận biết thức ăn từ khoảng cách rât xa

--> Chọn A

Câu 9 Loài Giáp xác nào có giá trị xuất khẩu ở Việt Nam?

A. Cua đồng. B. Tôm hùm. C. Tôm sông. D. Rận nước.

Trả lời: - B. Tôm hùm.

Giải thích: - Tôm hùm là loài giáp xác có giá trị xuất khẩu ở Việt Nam

--> Chọn B

Câu 10 Loài nào giúp thụ phấn cho cây trồng?

A. Nhện. B. Ốc sên. C. Ong. D. Châu chấu.

Trả lời: - C. Ong

Giải thích: - Sau khi lấy đầy 2 giỏ phấn ở chân sau, ong mật vô tình đã góp phần thụ phấn cho cây trồng. 

--> Chọn C

Câu 11 Giai đoạn nào trong quá trình phát triển của châu chấu gây ảnh hưởng lớn đến mùa màng? A. Trứng. B. Châu chấu non. C. Châu chấu trưởng thành. D. Cả A và B

Trả lời: - C. Châu chấu trưởng thành.

Giải thích: - Châu chấu phá hoại mạnh nhất vào giai đoạn trưởng thành.

--> Chọn C

( Mềnh gửi pẹn. Chúc học tốt.

Vote 5 + cám ơn

Xin hay nhất ạ. Mềnh có giải thích chi tiết ạ)

Câu 1: B

Câu 2: B

Câu 3 :A

Câu 4 :D

Câu 5 :A

Câu 6 :C

Câu 7 : A

Câu 8 :A

Câu 9: B

Câu 10:C

Câu 11:D

CHÚC BN HỌC TỐT!!!