Câu 1: Chứng minh Châu Mĩ là một lãnh thổ rộng lớn? Dân cư và thành phần chủng tộc ở Châu Mĩ có gì nổi bật? Câu 2: Nêu đặc điểm các khu vực địa hình Bắc Mĩ? Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa như thế nào? Câu 3: Dựa vào kiến thức đã học, trình bày sự phân bố dân cư Bắc Mĩ? Giải thích sự phân bố đó? Câu 4: Em hãy nêu đặc điểm đô thị ở Bắc Mĩ? Câu 5: Chứng minh Bắc Mĩ có nền nông nghiệp tiên tiến? Nông nghiệp Bắc Mĩ có những hạn chế gì? Câu 6: Vì sao nói công nghiệp Bắc Mĩ chiếm vị trí hàng đầu thế giới? Nêu đặc điểm ngành dịch vụ ở Bắc Mĩ? Câu 7: NAFTA có ý nghĩa gì đối với các nước Bắc Mĩ? cho biết ý nghĩa kinh tế của kênh đào Pa-na-ma? Câu 8: Quan sát các hình 36.2 và 36.3 (SGK/114,115), giải thích tại sao có sự khác biệt về khí hậu giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100°T của Hoa Kì? Câu 9: Tại sao sự tập trung với mật độ cao các đô thị ở ven biển đới ôn hòa lại dẫn tới ô nhiễm nước biển ven bờ? Câu 10: Căn cứ vào câu dưới đây: "Số dân thành thị Bắc Mỹ chiếm 76% dân số" Em hãy: a, Vẽ biểu đồ biểu diễn tỷ lệ dân cư thành thị và nông thôn ở Bắc Mỹ b, Kết hợp với SGK, giải thích vì sao tỉ lệ dân cư đô thị ở Bắc Mỹ lại cao như vậy.
1 câu trả lời
Việc sử dụng lần đầu tiên cái tên America cho vùng đất rộng lớn này được biết đến là vào ngày 25 tháng 4 năm 1507, và được sử dụng để chỉ nơi mà ngày nay là Nam Mỹ. Nó xuất hiện lần đầu tiên trên một bản đồ thế giới với 12 múi giờ, cùng với một bản đồ treo tường lớn nhất thực làm ra từ trước đến nay, cả hai đều do người chuyên vẽ bản đồ người Đức là Martin Waldseemüller vẽ tại Saint-Dié-des-Vosges ở Pháp. Đây là bản đồ đầu tiên thể hiện châu Mỹ như là một vùng đất lớn tách biệt với châu Á. Một cuốn sách đi kèm, Cosmographiae Introductio, vô danh nhưng rõ ràng được viết bởi cộng tác viên của Waldseemüller là Matthias Ringmann,[4] đã thuật rằng, "Tôi không thấy bất kỳ một điều gì để phản đối việc gọi phần này [đại lục Nam Mỹ], theo Americus là người đã khám phá ra nó và ông là một người đàn ông thông minh, Amerigen, là Vùng đất của Americus, hay America: do cả châu Âu (Europa) và châu Á (Asia) đều mang tên có gốc từ một phụ nữ". Americus Vespucius là tên gọi Latinh hóa của nhà thám hiểm Florentine tên là Amerigo Vespucci, và America là dạng giống cái của Americus. Amerigen được giải thích là Amerigo cộng với gen, tân cách trong tiếng Hi Lạp của từ 'Trái Đất', và có nghĩa là 'vùng đất của Amerigo'.[4]. Amerigo là một từ tiếng Ý có gốc từ tiếng Latin cổ Emericus.[5]
Vespucci dường như đã không biết được việc tên của mình đã được dùng để đặt cho vùng đất mới, do bản đồ của Waldseemüller đã không được đưa đến Tây Ban Nha cho đến vào năm sau khi ông mất.[4] Ringmann có vẻ đã được dẫn dắt thêm tên Vespucci khi cho đăng tải rộng rãi Bức thư Soderini, một phiên bản đã được biên tập từ một trong các bức thư thật của Vespucci ghi chép về việc vạch bản vẽ bờ biển Nam Mỹ, trong đó tán dương khám phá này và ngụ ý rằng ông công nhận Nam Mỹ là một lục địa tách biệt với châu Á. Tây Ban Nha chính thức từ chối chấp thuận tên gọi America trong suốt hai thế kỷ, nói rằng Colombo nên được tán dương, và các bản đồ cuối cùng của Waldseemüller, sau khi ông đã ngừng hợp tác với Ringmann, không bao gồm tên gọi đó; tuy nhiên, việc sử dụng lại bắt đầu khi Gerardus Mercator áp dụng tên gọi này cho bản đồ Thế giới Mới của ông năm 1538.
a. Hệ thống núi Cooc-đi-e ở phía tây
- Cao, đồ sộ nhất, dài 9000 km, chạy hướng Bắc – Nam.
- Gồm nhiều dãy chạy song song xen các cao nguyên lớn.
- Có nhiều khoáng sản: vàng, đồng, quặng đa kim, uranium…
b. Miền đồng bằng ở giữa
- Có dạng lòng máng cao dần về phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.
=> Không khí lạnh phương Bắc và không khí nóng phương Nam dễ xâm nhập sâu vào nội địa.
- Có nhiều hồ (Hồ Lớn) và hệ thống sông (Mit-xu-ri, Mi-xi-xi-pi).
c. Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông
- Là miền núi già, thấp, gồm bán đảo Labrador và dãy núi Apalat.
- Hướng đông bắc – tây nam.
- Giàu khoáng sản than và sắt.
- Dân số : 496,7 triệu người (2018). Mật độ trung bình vào loại thấp 20 người/ Km²
- Phân bố dân cư không đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Tây
+ Bán đảo A-la-xca và phía Bắc Ca-na-đa dân cư thưa thớt nhất.
+ Phía tây: trên hệ thống núi Cooc-đi-e dân cư cũng thưa thớt; dải đồng bằng ven biển Thái Bình Dương mật độ dân số cao hơn.
+ Phía đông Hoa Kỳ tập trung dân cư đông đúc nhất.
- Hiện nay, phân bố dân cư có xu hướng dịch chuyển xuống phía nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.
Đô thị hoá gắn liền với công nghiệp hóa, phát triển rất nhanh chóng, tỉ lệ dân đô thị cao (chiếm 76% dân số).
- Đặc điểm các đô thị: Tập trung thành các dải đô thị, siêu đô thị.
- Phân bố đô thị:
+ Tập trung ở vùng đông bắc Hoa Kì ven Đại Tây Dương và phía nam Hồ Lớn.
+ Vào sâu nội địa mạng lưới đô thị thưa thớt, chủ yếu đô thị nhỏ.
- Sự xuất hiện nhiều thành phố mới ở miền Nam và ven Thái Bình Dương đã dẫn tới sự phân bố lại dân cư Hoa Kỳ.
- Thuận lợi:
+ Điều kiện tự nhiên: Có nhiều kiểu khí hậu, đồng bằng rộng lớn, hệ thống sông, hồ lớn.
+ Điều kiện xã hội : trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, cơ giới hoá trong nông nghiệp.
- Hạn chế:
+ Nông sản có giá thành cao bị cạnh tranh mạnh.
+ Gây ô nhiễm môi trường do sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu.
- Đặc điểm:
+ Nền nông nghiệp hàng hóa, phát triển mạnh mẽ, đạt trình độ cao.
+ Sản xuất theo qui mô lớn, tạo ra khối lượng nông sản rất lớn.
+ Sử dụng ít lao động trong nông nghiệp (Ca-na-đa: 2,7% ; Hoa Kì: 4,4%; Mê-hi-cô: 99,6%).
+ Hoa Kì và Ca-na-đa là những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới.
- Phân bố sản xuất nông nghiệp: có sự phân hoá từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông.
+ Phía Nam Ca-na-đa và Bắc Hoa Kì trồng lúa mì. Xuống phía nam trồng ngô, lúa mì, chăn nuôi bò sữa. Ven vịnh Mê-hi-cô trồng cây nhiệt đới, cây ăn quả.
+ Phía Tây có khí hậu khô hạn trên các vùng núi cao phát triển chăn nuôi. Phía đông có khí hâu nhiệt đới hình thành các vành đai chuyên canh cây công nghiệp và chăn nuôi.
+ Sơn nguyên Mê-hi-cô: chăn nuôi gia súc lớn, trồng ngô, cây công nghiệp nhiệt đới.
Các nước Bắc Mĩ có nền công nghiệp phát triển cao, đặc biệt là Hoa Kì và Ca-na-đa.
Quốc gia
Cơ cấu ngành
Phân bố
Hoa Kì
Cơ khí, luyện kim đen, lọc dầu, sx ô tô, đóng tàu, công nghệ cao. Vũ trụ hàng không phát triển mạnh, hiện đại.
-> Công nghiệp đứng đầu thế giới.
Chủ yếu quanh vùng hồ lớn và ven Thái bình dương,…
Canada
Công nghiệp khai khoáng, luyện kim, lọc dầu, chế tạo xe lửa, hóa chất,…
Phân bố ở phía bắc Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương.
Mê-hi-cô
Khai thác dầu khí và quặng màu, dầu khí và chế biến thực phẩm,…
Tập trung thủ đô Mê-hi-cô Xi-ti và ven vịnh Mê-hi-cô.
Kênh đào Panama (tiếng Tây Ban Nha: Canal de Panamá) là kênh đào chính cho tàu thuyền đi qua, cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Việc xây dựng kênh đào này là một trong số những dự án công trình lớn nhất và khó khăn nhất đã thực hiện từ trước đến nay. Nó có ảnh hưởng to lớn đến vận tải thủy giữa hai đại dương, xóa bỏ hành trình dài và nguy hiểm thông qua eo biển Drake và Mũi Sừng (Cape Horn) ở điểm cực nam của Nam Mỹ. Một chuyến đi của tàu thuyền từ New York tới San Francisco qua kênh đào này chỉ vượt qua khoảng cách 9.500 km (6.000 dặm), chưa tới một nửa khoảng cách của hành trình trước đây qua mũi đất Horn (22.500 km hay 14.000 dặm)[1]. Mặc dù ý tưởng về kênh đào tại Panama đã có từ đầu thế kỷ 16, nhưng cố gắng đầu tiên trong việc xây dựng kênh đào này chỉ có vào năm 1880 dưới sự lãnh đạo của Pháp. Sau khi cố gắng này sụp đổ, công trình này cuối cùng đã được Hoa Kỳ hoàn thành và kênh đào mở cửa vào năm 1914. Việc xây dựng 77 km (48 dặm) chiều dài của kênh đào đã vấp phải các trở ngại, bao gồm bệnh dịch (cụ thể là bệnh sốt rét và bệnh sốt vàng) cũng như các vụ lở đất. Ước tính có tới 27.500 công nhân đã chết trong quá trình xây dựng kênh đào.
Kể từ khi mở cửa, kênh đào đã thu được thành công to lớn và tiếp tục là đường dẫn then chốt trong hàng hải quốc tế. Mỗi năm có hơn 14.000 tàu thuyền đi qua kênh đào, mang theo trên 203 triệu tấn hàng hóa. Vào năm 2002 nói chung có khoảng 800.000 tàu đã sử dụng kênh đào[2].
Kênh đào có thể tiếp nhận các tàu thuyền từ các du thuyền tư nhân nhỏ tới các tàu thương mại tương đối lớn. Kích thước tối đa của tàu thuyền có thể sử dụng kênh đào được gọi là Panamax; một lượng đang gia tăng các tàu thuyền hiện đại vượt quá giới hạn này, được biết đến với tên gọi tàu thuyền hậu Panamax. Một chuyến đi thông thường của tàu hàng qua kênh đào mất khoảng 9 giờ. 14.011 tàu đã đi qua trong năm 2005, với tổng cộng 278,8 triệu tấn, trung bình gần 40 tàu mỗi ngày