Câu 1 Bón lót là gì? Nêu mục đích của bón lót Nêu 2 loại phân thường dùng để bón lót và cho biết chúng có đặc điểm gì thích hợp dùng để bón lót cho cây trồng Câu 2 Bón thúc là gì? Nêu mục đích chủa bón thúc Nêu 2 loại phân thường dùng để bón thúc và cho biết chúng có đặc điểm gì thích hợp để bón thúc cho cây trồng Câu 3 Phân biệt côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn và côn trùng có kiểu biến thái không hoàn toàn Câu 4 Nêu tác hại của sâu bệnh hại cây trồng. Kể tên 3 côn trùng có lợi và 3 côn trùng có hại trong sản xuất nông nghiệp Câu 5 Bệnh cây là gì ? Nêu những dấu hiệu điển hình khi cây trồng bị sâu bệnh phá hoại

2 câu trả lời

1. Bón phân lót là gì? tại sao phải bón phân lót?

Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng đối với cây hàng năm.

Còn đối với cây lâu năm, bón lót bao gồm cả việc bón phân trước khi trồng và bón phân vào giai đoạn cây ngừng sinh trưởng trong năm, bón phân phục hồi cây sau khi thu hoạch.

Bón lót thường được tiến hành trước khi cày bừa làm đất, hoặc trước khi bừa lần cuối trước khi gieo cấy

Đối với cây trồng cạn, bón lót được tiến hành theo hàng, theo hốc

Ví dụ: Đối với cây đậu tương (đậu nành), cây lạc (đậu phộng), rau ...

Trong một số trường hợp, dùng phân bón xử lý hạt giống trước khi gieo cũng được coi là bón lót.

Đối với các loại phân bón mà chất dinh dưỡng chủ yếu nằm ở trạng thái khó tiêu như phân hữu cơ, phân lân. Các loại phân này cần một thời gian nhất định cây trồng mới có thể sử dụng được. Sử dụng các loại phân đó để bón lót có tác dụng nâng cao hiệu quả của phân bón, nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên việc bón lót không chỉ dùng các loại phân chậm phân giải, mà cần thiết phải kết hợp với một lượng phân dễ hoà tan ở mức độ phù hợp.

Bón lót phân hữu cơ trước khi gieo trồng

2. Nên bón lót loại phân gì? Lượng bón lót là bao nhiêu?

Lượng phân dùng để bón lót phụ thuộc vào loại phân bón, tính chất của đất đai, mùa vụ trong năm và loại cây trồng. Thường phân hữu cơ, phân lân được dùng với lượng lớn cho bón lót, trong khi đó phân đạm, phân kali chỉ bón lót một phần.

Đất có thành phần cơ giới nặng, giàu mùn thì có thể bón lót với lượng lớn hơn, trong khi đó đất có thành phần cơ giới nhẹ nghèo mùn nên bón lót ít hơn nhằm hạn chế hiện tượng mất dinh dưỡng do quá trình rửa trôi

Ví dụ: Vụ xuân và vụ đông ở các tỉnh miền Bắc nước ta bón lót nhiều hơn so với vụ hè và hè thu.

Các loại cây trồng ngắn ngày cần tập trung bón lót nhằm tạo điều kiện cho cây có đủ thời gian hút dinh dưỡng.

Bón lót sử dụng các loại phân cần thiết có một thời gian nhất định để chất dinh dưỡng chuyển hoá thành dạng dễ tiêu cây trồng mới sử dụng được như phân chuồng, phân xanh, phân rác, phân lân. Tuy nhiên bón lót vẫn sử dụng một phần phân dễ tan như phân đạm, phân kali.

C1:

Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng đối với cây hàng năm.

Mục đích của bón lót là để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây

Phân hữu cơ và phân lân

C2:

Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây

MĐ: nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây trong thời kì phát triển, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt