Câu 1: a ) Vai trò của trồng trọt với đời sống con người ? Cho ví dụ ? b) Vai trò của phần rắn, phần lỏng, phần khí của đất trồng đối với cây trồng? c) Phân đạm, kali thường dùng để bón lót hay bón thúc? Em hãy giải thích vì sao? d) Trình bày ưu, nhược điểm của biện pháp thủ công, biện pháp hóa học và biện pháp sinh học?

2 câu trả lời

Câu 1

a Vai trò của trồng trọt với đời sống con người ? Cho ví dụ ?

Trồng trọt giúp cung cấp lương thực thực phẩm cho con người 

VD: lúa, ngô, khoai, sắn, các loại rau...

Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp

VD: mía cho nhà máy đường, hoa quả cho nhà máy chế biến hoa quả

Cung cấp cho thức ăn chăn nuôi

VD: rau, gạo, ngô...cho lợn

Cung cấp nông sản xuất khẩu 

VD: gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu...

b) Vai trò của phần rắn, phần lỏng, phần khí của đất trồng đối với cây trồng?

Phần khí:Cung cấp Oxi cho cây hô hấp. (lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển, lượng cacbonic thì nhiều hơn trong khí quyển cả trăm lần)

Phần rắn:Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. (nito, kali, photpho, những chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng).

Phần lỏng:Cung cấp nước, hòa tan các chất dinh dưỡng

c) Phân đạm, kali thường dùng để bón lót hay bón thúc? Em hãy giải thích vì sao?

Phân đạm và phân kali thường dùng để bón thúc (bón trong thời gian sinh trưởng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì) vì nó dễ hòa tan, thường sử dụng được ngay giúp cây hấp thụ phân bón nhanh, sinh trưởng và phát triển, cho các sản phẩm tốt hơn.

d) Trình bày ưu, nhược điểm của biện pháp thủ công, biện pháp hóa học và biện pháp sinh học?

+) Biện pháp thủ công là dùng tay bắt sâu hay ngắt bỏ các cành, lá bị bệnh. Hay dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại.

Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả khi sâu, bướm mới phát sinh.

Nhược điểm: Hiệu quả thấp khi sâu phát triển mạnh, và tốn công.

+) Biện pháp hóa học là dùng các loại thuốc hóa học để trừ sâu, bệnh.

Ưu điểm: Có hiệu quả cao, diệt nhanh, ít tốn công.

Nhược điểm: Gây độc cho người, cây trồng và vật nuôi,...

Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí

Giết chết các sinh vật khác ở ruộng.

+) Khi thực hiện biện pháp hóa học cần thực hiện những yêu cầu sau:

. Sử dụng đúng loại thuốc, nồng độ và liều lượng

. Phun đúng kĩ thuật (đảm bảo thời gian cách li đúng quy định, phun đều, không phun ngược chiều gió, lúc mưa,...)

. Khi tiếp xúc với thuốc hóa học trừ sâu, bệnh, phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về an toàn lao động (đeo khẩu trang, đi găng tay, giày, ủng, đeo kính, mặc áo dài tay, quần dài, đội mũ,...).

a) 

Vai trò của trồng trọt:

-Cung cấp lương thực

-Cung cấp thực phẩm

-Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi

-Cung cấp nguyên liệu công nghệ sản xuất

VD:-sản xuất nhiều lúa,ngô.....đủ ăn,dự trữ,xuất khẩu.

     -Trồng rau đậu làm thức ăn.

     -Trồng mía cung cấp nguyên liệu,cây ăn quả

     -Trồng cây lấy gỗ cung cấp nguyên liệu công nghiệp.

b)

- Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. (nito, kali, photpho, những chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng).
- Phần lỏng: Cung cấp nước, hòa tan các chất dinh dưỡng
- Phần khí: Cung cấp Oxi cho cây hô hấp. (lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển, lượng cacbonic thì nhiều hơn trong khí quyển cả trăm lần)
c)

Phân đạm và phân kali thường dùng để bón thúc (bón trong thời gian sinh trưởng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì) vì nó dễ hòa tan, thường sử dụng được ngay giúp cây hấp thụ phân bón nhanh, sinh trưởng và phát triển, cho các sản phẩm tốt hơn. 

d)

* Biện pháp thủ công ( hoặc sinh học)

Ưu điểm:

- Đơn giản, dễ thực hiện.

- Có hiệu quả khi sâu bệnh mới phát sinh.

Nhược điểm:

- Tốn công.

- Hiệu quả thấp, nhất là khi sâu bệnh phát sinh nhiều.

* Biện pháp hóa học

Ưu điểm:

- Diệt sâu bệnh nhanh.

- Ít tốn công.

Nhược điểm:

- Dễ gây độc cho người, cây trồng và vật nuôi.

- Làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, giết chết các vi sinh vật khác ở ruộng.

Chúc bạn học tốt!!

Phưno9