Câu 1 : a) Trong ngành động vật nguyên sinh loài nào có hình thức dinh dưỡng tự dưỡng ? Nhờ đâu chúng có hình thức dinh dưỡng đó ? b) Em hiểu như thế nào về hiện tượng kết bào xác và có ý nghĩa của hiện tượng đó ở động vật nguyên sinh ? Câu 2 : a) Phân biệt thành tế bào ở lớp ngoài và lớp trong thành cơ thể thủy tức và chức năng từng loại tế bào này ? b) Bộ xương của hải quỳ và san hô khác nhau như thế nào ? Câu 3 : a) Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm ? b) Vì sao xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp ? Câu 4 : a) Cơ thể hình nhện có mấy phần ? So sánh các phần với cơ thể giáp xác. Vai trò của mỗi phần cơ thể ? b) Trong số các đặc điểm của ngành chân khớp thì các đặc điểm nào ảnh hưởng lớn đến sự phân bố rộng rãi của chúng ? Câu 5 : Cho những ví dụ nêu ảnh hưởng của điều kiện sống khác nhau đến cấu tạo cơ thể và tập tính của cá ?
1 câu trả lời
Câu 1: a) là trùng roi xanh. Chúng có các hạt diệp lục nên tự dưỡng như thực vật ở nơi có ánh sáng.
Ở chỗ tối, chúng dị dưỡng nhờ đồng hóa các chất hữu cơ hòa tan do các sinh vật khác chết phân hủy ra.
b) Khi gặp điều kiện bất lợi một số động vật nguyên sinh thoát bợt nước thừa, thu nhỏ cơ thể và hình thành vỏ bọc ngoài gọi là kết bào xác. Điều này giúp trao đổi chất ở cơ thể giảm xuống mức thấp nhất để duy trì sự sống cho thích hợp với điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Câu 2 : a)
Cơ thể thủy tức gồm 2 lớp tế bào:
-lớp ngoài gồm tế bào gai và tế bào mô bì - cơ, tế bào sinh sản, tế bào thần kinh có chức năng bảo vệ, che chở, di chuyển, bắt mồi, tự vệ, sinh sản
-lớp trong gồm tế bào mô cơ - tiêu hóa có chức năng tiêu hóa
b)
hải quỳ rải rác các gai xương đá vôi
san hô có khung xương đá vôi
Câu 3 : a) Đặc điểm chung của ngành thân mềm là:
- Thân mềm, không phân đốt.
- Hệ tiêu hóa phân hóa.
- Cơ quan di chuyển thường đơn giản. -
Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.
b) Mực bơi nhanh, ốc sên bò chậm, nhưng lại được xếp chung vào một ngành Thân mềm, vì chúng có đặc điểm giống nhau : - Thân mềm, cơ thể không phân đốt. - Có hệ tiêu hóa phân hóa. - Có khoang áo phát triển.
Câu 4 : a) Cơ thể hình nhện gồm có 2 phần là: - Phần đầu- ngực: tấn công, định hướng, di chuyển. - Phần bụng: có nội quan, cơ quan hô hấp, cơ quan sinh sản, cơ quan chăng tơ. * Cấu tạo cơ thể như trên là tương tự với giáp xác.
b) Những đặc điểm cấu tạo giúp Chân khớp phân bố rộng rãi là:
- Vỏ kitin (bộ xương ngoài) chống lại sự thoát hơi nước, thích nghi với môi trường cạn.
- Chân khớp và phân đốt linh hoạt trong di chuyển, một số chân khớp có cánh thích nghi với đời sống bay.
Câu 5 :
Ở những điều kiện sống khác nhau, thì cấu tạo cơ thể và tập tính hoạt động của cá cũng khác nhau.
- Những loài cá sống ở tầng mặt nước, không có chỗ ẩn náu như cá nhám, cá trích ... để tránh kẻ thù, chúng có mình thon dài, khúc đuôi to khỏe, bơi nhanh.
- Những loài cá sống ở tầng giữa và tầng đáy như cá chép, cá giếc ... có thân tương đối ngắn, khúc đuôi yếu, thường bơi châm.
- Những loài cá sống chui luồn ở đáy bùn như lươn, cá chạch có mình rất dài, vậy ngực và vây hông tiêu giảm.
- Loài cá sống ở đáy biển như cá bơn thì thân dẹp, mỏng, hai mắt nằm ở mặt lưng, vây đuôi và vây hông rất nhỏ, nằm nghiêng, bơi chậm bằng cách uốn mình theo chiều ngang cơ thể.
- Những loài cá sống ở đáy sâu hàng nghìn mét có ánh sáng rất yếu hoặc không có ánh sáng thì có mắt rất lớn để tiếp thu ánh sáng yếu hoặc mắt không phát triển , râu và tua rất dài; một số loài có cơ quan phát sáng ở đầu.