Câu 1: a. Dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi? b. Trùng biến hình: nơi sống, di chuyển, bắt mồi, tiêu hóa mồi? c. Trùng giày: di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hóa và nhả bã? Câu 2: a. So sánh dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị? b. Nêu tác hại của trùng kiết lị, sốt rét đối với sức khỏe con người? Câu 3: Kể tên một số động vật nguyên sinh gây bệnh cho người và cách truyền bệnh. Câu 4: a. Dinh dưỡng và sinh sản của thủy tức. b. Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức, thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào? c. Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi? Câu 5: a. Cấu tạo sán lá gan thích nghi đời sống kí sinh? Sơ đồ vòng đời sán lá gan. b. Sán dây có đặc điểm cấu tạo nào đặc trưng do thích nghi với kí sinh trong ruột người? Câu 6: a. Đặc điểm cấu tạo của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh? Tại sao tốc độ tiêu hóa của giun tròn cao hơn giun dẹp? b. Giải thích vòng đời của giun kim: Giun gây cho trẻ em phiền toái nào? Do thói quen nào ở trẻ mà giun khép kín được vòng đời. Câu 7: a. Trong thực tế các loài thuộc ngành động vật nguyên sinh có khả năng tăng nhanh số lượng trong thời gian ngắn. Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích! b. Vì sao con người có thể sử dụng trùng biến hình và trùng giày để xử lý ô nhiễm môi trường nước thải sinh hoạt? Câu 8: Các món gỏi như gỏi cá, gỏi sứa, gỏi thịt,... thường được các nhà hàng chuẩn bị rất ngon, dễ ăn, khách hàng rất ưa chuộng. Chúng ta có nên thường xuyên ăn các món gỏi này không? Vì sao? Câu 9: Tại sao không nên dùng phân tươi để tưới rau? Câu 10: Hãy chứng minh câu nói của Đacuyn giun đất là “chiếc cày sống”, cày đất trước con người rất lâu và còn cày mãi mãi.

1 câu trả lời

CÂU 1 : a, Trùng roi: - dinh dưỡng: + khi có ánh sáng thì dinh dưỡng như thực vật

                                          + trong tối thì dinh dưỡng dị dưỡng

                    - sinh sản: trùng roi sinh sản bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều dọc

b, trùng biến hình:-nơi sống: ở mặt bùn trong các ao tù hay hồ nước lặng

-di chuyển: bằng chân giả

-bắt mồi: bằng chân giả

-tiêu hóa: không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa nhờ dịch tiêu hóa.

c,trùng giày:- di chuyển: tiến xoay, nhờ lông bơi

-lấy thức ăn: được lông bơi dồn thức ăn về lỗ miệng

-tiêu hóa: nhờ dịch enzim  biến đổi thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh

-nhả bã: được thải ra ngoài lỗ thoát ở thành cơ thể

CÂU 2 :

a,- trùng sốt rét: - dinh dưỡng: thực hiện qua màng tế bào

-trùng kiết lị:-dinh dưỡng:kí sinh ở thành ruột

                     -chúng ăn hồng cầu

                     - dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng

b, tác hại của trùng kiết lị:gây các vết loét ở niêm mạc hồng cầu rồi nuốt hồng cầu ở đó để tiêu hóa chúng và sinh sản rất nhanh, người bị kiết lị sẽ bị đau bụng, đi ngoài nhiều, phân lẫn máu có chất nhầy như nước mũi.

- tác hại trùng sốt rét: tiêu hao hồng cầu.

câu 3: 

muỗi anophen: hút máu người, mang theo đó là trùng sốt rét

-trùng sốt rét đi theo vào cơ thể con người, gây bệnh sốt rét

câu 4:

a, dinh dưỡng: tua miệng thủy tức chứ nhiều tế bào gai có năng tự vệ, bắt mồi. Khi đó, thủy tức vươn dài đưa tua miệng quờ quạng khắp xung quanh. Tình cờ chạm phải mồi lập tức tế bào gai phóng ra làm tê liệt con mồi.

-sinh sản: -vô tính

                - hữu tính, tái sinh

b, ý nghĩa tế bào gai trog đời sống thủy tức: tự vệ, bắt mồi, khi chạm phải mồi thì tế bào gai sẽ phóng ra làm tê liệt con mồi.

- thủy tức thải chất bã ra ngoài bằng lỗ miệng

c, sự khác nhau

- thủy tức: khi đủ thức ăn, thủy tức sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi. Chồi con khi tự kiếm thức ăn sẽ tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập

- san hô: khi sinh sản mọc chồi, cơ thể con ko tách mà dính liền với cơ thể mẹ, tạo nên tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau.

câu 5: 

cấu tạo :- cơ thể hình lá dẹp, màu đỏ máu

-mắt, lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển

sơ đồ: sán trưởng thành -> trứng -> ấu trùng có lông -> ấu trùng trong ốc ->ốc trùng có đuôi -> sán-sán trưởng thàng

b, sán dây 

- chúng có cơ quan giác bám tăng cường

-mỗi đốt đều có cơ quản sinh sản lưỡng tính

-dinh dưỡng bằng cách thấm thấu chất dinh dưỡng có sẵn trong cơ thể người.