2 câu trả lời
Tuổi thơ mỗi người chắc hẳn đều gắn với những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết hay thần thoại, đó là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần người Việt. Những câu chuyện này đều do nhân dân sáng tạo ra nhằm giải thích những hiện tượng thiên nhiên bí ẩn, nó cũng thể hiện ước mơ hoài bão của người dân về công lý, về sức mạnh chế ngự thiên nhiên của con người. Sơn Tinh Thuỷ Tinh là một truyền thuyết rất đặc sắc kể về cuộc chiến giữa hai vị thần, nó đã tái hiện được thiên nhiên khắc nghiệt bão lũ xảy ra hằng năm trên đất nước ta.
Cách đây hàng ngàn năm khi người Việt từ núi rừng chuyển xuống đồng bằng sinh sống thì hằng năm đều xảy ra thiên tai lũ lụt. Đầu tháng bảy mùa mưa bão đến, nước từ các sông hồ dâng cao làm ngập hết những làng mạc, nhà cửa. Thế nhưng chưa bao giờ làm ngập được núi đồi sừng sững kia, khi mùa lũ qua đi sông hồ lại trở lại hiền hoà, êm dịu. Chỉ là hiện tượng thiên nhiên tàn khốc nhưng với trí tưởng tượng bay bổng của mình, nhân dân cho rằng đó là cuộc chiến giữa hai vị thần để trả mối thù năm xưa.
Tương truyền vua Hùng thứ mười tám có một cô con gái rất xinh đẹp đã đến tuổi gả chồng, vua ban lệnh xuống tìm nhân tài để chọn làm phò mã. Sau có hai chàng trai đến xin hỏi cưới Mỵ Nương. Cả hai đều khôi ngô tuấn tú và có phép thần thông. Một là Sơn Tinh - Thần Núi Tản Viên (Thánh Tản), hai là Thủy Tinh (Thần Nước). Sơn Tinh chỉ tay đến đâu núi rừng mọc xanh tươi lên đến đấy, muông thú từng đàn. Thủy Tinh có tài hô mưa gọi gió, chỉ cần vẫy tay thì nước dâng lên cao vạn trượng, ba ba, thuồng luồng nổi khắp mặt nước. Ai cũng tài giỏi xuất chúng khiến nhà vua không biết chọn ai đành bảo ngày mai ai đến trước với đủ sính lễ: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi; thì sẽ cưới được công chúa. Những thứ lễ vật vua đưa ra thử thách đều là những tinh hoa của núi rừng, trong lần so tài này nhà vua vốn có ý thiên vị nghiêng về Sơn Tinh bởi nhà vua có lẽ đã sớm nhận ra tấm chân tình và khí chất anh hùng của Sơn Tinh.
Mờ sáng hôm sau Thuỷ Tinh đã đến trước với đầy đủ sính lễ và rước Mỵ Nương về núi. Vì bận tìm kiếm lễ vật Thuỷ Tinh đến sau không cưới được công chúa bèn cho quân tức tốc đuổi theo sau để giành lại Mỵ Nương. Hai vị thần đánh nhau một trận kinh thiên động địa, khắp trời đất là một màu tối đen. Thuỷ Tinh cho nước dâng cao nhằm nhấn chìm Sơn Tinh, nước cứ cao lên bao nhiêu Sơn Tinh lại dời núi cao lên bấy nhiêu. Sau cùng Thuỷ Tinh đánh không lại đành chịu thua và rút quân về. Thế nhưng vẫn ôm mối thù xưa hằng năm cứ vào tháng bảy âm lịch Thuỷ Tinh lại cho quân đến đánh Sơn Tinh. Trận chiến của Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã gây ra cho nhân dân biết bao lầm than, tất cả nhà cửa, hoa màu, trâu bò lợn gà,.. đều bị nhấn chìm, bị cuốn trôi theo dòng nước. Hằng năm nhân dân đều phải oằn mình chống chọi với cơn giận lôi đình của Thuỷ Tinh.
Đây là một câu chuyện rất hay và ý nghĩa. Qua cuộc chiến giữa hai vị thần, tác giả dân gian đã thể hiện rõ ước mơ của nhân dân về công lý, lẽ phải, cái thiện sẽ luôn luôn chiến thắng cái ác. Thuỷ Tinh dù có hàng trăm phép thần thông cũng không thể chiến thắng Sơn Tinh, bởi vì từ cổ chí kim thì người tốt luôn được đất trời che chở bảo vệ. Đồng thời câu chuyện cũng thể hiện tinh thần, ý chí chiến đấu của nhân dân ta trước những hoàn cảnh khó khăn, dù thiên thiên có hung bạo tới đâu cũng sẽ phải khuất phục trước sức mạnh kiên cường của con người. Với sự sáng tạo, tưởng tượng phong phú của nhân dân đã sáng tạo nên câu chuyện có tính chất hư cấu, kỳ ảo nhưng cũng không kém phần độc đáo thú vị. Thuở xưa khi khoa học còn chưa thể lý giải những hiện tượng tự nhiên, con người đã mượn câu chuyện để giải thích cho nó và làm cho cuộc sống thêm thú vị hơn.
Sơn Tinh Thuỷ Tinh là câu chuyện hư cấu nhưng lại khéo léo lồng ghép những chi tiết lịch sử có thật như vua Hùng, Mỵ Nương để làm tăng sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Câu chuyện “vừa hư vừa thực” này thể hiện một ẩn ý rất sâu sắc: Con người sẽ không bao giờ lùi bước trước thiên nhiên khắc nghiệt, sẽ luôn làm chủ số phận mình trước mọi hoàn cảnh khó khăn, thử thách. Cho dù Thuỷ Tinh có dâng nước cao lên bao nhiêu nữa thì Sơn Tinh cũng lấp đầy đá bấy nhiêu.
Truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh đã thể hiện được nỗi khó khăn vất vả của nhân dân ta, hằng năm mưa bão, lũ lụt kéo đến nhưng ta vẫn chẳng hề chùn bước sợ hãi mà kiên cường chiến đấu, khắc phục thiên tai. Cho đến nay câu chuyện vẫn giữ nguyên được giá trị của nó như nhắc nhở con cháu đời sau phải biết nối tiếp, gìn giữ những truyền thống về tinh thần chính nghĩa và lòng quả cảm trước những gian khó cuộc đời.
Trí tưởng tượng của dân gian vô cùng phong phú, bằng chứng là trong kho tàng văn học dân gian nước ta, biết bao câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích được viết nên và lan truyền từ chính sức tưởng tượng của những người nông dân trước các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Truyện Sơn Tinh-Thủy Tinh là một trong những câu chuyện như thế. Ở đây, Sơn Tinh và Thủy Tinh là hiện thân của hai sự đối nghịch mà những người nông dân sáng tạo nên nhằm lý giải hiện tượng bão lũ do thiên nhiên gây ra.
Truyện xoay quanh hai nhân vật chính, mà đúng hơn là hai vị thần: Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sơn Tinh là hiện thân của thần núi. Thủy Tinh là hiện thân của thần nước. Cả hai vị thần đều tài giỏi và mang sức mạnh của phi thường của thiên nhiên. Nếu như Thủy Tinh có tài hô mưa, gọi gió, thì Sơn Tinh lại có khả năng, chỉ cần giơ tay lên là hàng ngàn ngọn núi mọc lên trùng điệp, muôn loài muông thú xuất hiện.
Câu chuyện thú vị ở chỗ, Vua Hùng thứ 18 tổ chức rể cho con gái tên là Mị Nương. Mị Nương thùy mị, nết na hơn người, là niềm khao khát, ước mong của biết bao nhiêu người con trai tài giỏi. Trong số đó, Thủy Tinh và Sơn Tinh đã ứng thí. Điều khiến cho vua Hùng đau đầu, là cả hai đều tài giỏi ngang nhau, biết chọn ai làm rể? Nhà vua đành đưa ra một điều kiện cho hai người, nếu sớm mai ai đưa được những lễ vật này đến sớm nhất, Người sẽ gả con gái cho.
Lễ vật mà vua Hùng đưa ra đều là những thứ khó tìm: Nào là voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Điều kiện tưởng như công bằng nhưng thực tế dường như ở đây, nhà vui đã dành một chút thiên vị cho Sơn Tinh khi những lễ vật mà nhà vua yêu cầu đều ở trên đất liền trong khi đó Thủy Tinh lại sống dưới nước dẫn đến thất bại trước Sơn Tinh. Không chịu thất bại này, Thủy Tinh đã đem quân đi đánh Sơn Tinh hòng giành lại công chúa.
Một cuộc chiến căng thẳng, ngang tài, ngang sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh diễn ra. Nếu như, Thủy Tinh hô mưa, gọi gió gây nên cảnh lũ lụt khiến mọi người dân cùng muông thú phải chạy lên núi cao thì Sơn Tinh lại có tài làm cho núi rừng cao lớn. Cứ nước dâng lên bao nhiêu thì núi lại cao hơn bấy nhiêu khiến cho cuộc chiến kéo dài hết ngày này đến ngày khác. Trong cuộc chiến ấy, Thủy Tinh đã đuối sức hơn nên không thể chiến thắng được đành chịu sự thất bại. Tuy nhiên, do không cam tâm nên năm nào Thủy Tinh cũng đem quân đi đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng thua…
Câu chuyện Sơn Tinh-Thủy Tinh không dừng lại là cuộc chiến giữa hai vị thần mà thông qua câu chuyện này, nhân dân muốn giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm của đất nước mình. Thông qua cách xây dựng nhân vật, có vẻ như nhân dân ưu ái hơn với nhân vật Sơn Tinh và dành phần bất lợi về phía Thủy Tinh. Điều đó cũng dễ hiểu, khi đọc câu chuyện này, Sơn Tinh dường như đại diện cho cái thiện, cái tốt đẹp, khi không ngừng đắp đê chống lũ lụt. Còn Thủy Tinh đại diện cho cái ác, cái xấu khi hàng năm gây lũ lụt cho bà con nhân dân.
Dù Thủy Tinh có sức mạnh hô mưa, gọi rõ, gây ra những trận lũ lụt kinh hoàng nhưng với sức mạnh của mình, Sơn Tinh đã biết đoàn kết nhân dân chống lũ lụt, chống lại cái ác. Ở đây, dường như tác giả dân gian cũng muốn nhấn mạnh tới sức mạnh vô tận của con người. Nếu như biết đoàn kết, biết đùm bọc và yêu thương, thì mọi khó khăn có thể vượt qua, thậm chí có thể chế ngự được thiên nhiên khắc nghiệt.
Vậy đấy, với trí tưởng tượng phong phú, hiện tượng lũ lụt hàng năm được những người nông dân lý giải như thế. Đọc câu chuyện, chắc chắn nhiều bạn nhỏ sẽ nghĩ, trí tưởng tượng đấy thật hoang đường và phi thực tế, mà sự thực cũng chẳng có một Sơn Tinh hay Thủy Tinh nào. Lũ lụt xảy ra đó là hiện tượng thiên nhiên dù khắc nghiệt nhưng đó là hiện tượng bình thường của thiên nhiên. Biết là phi lý và không có thật nhưng câu chuyện vẫn cuốn hút chúng ta.
Cái ly kỳ, hấp dẫn được đan xen bởi tình yêu, bởi sức mạnh của con người. Con người sẽ thất bại nếu như không biết đoàn kết và yêu thương. Và con người sẽ chiến thắng, chiến thắng cả thiên nhiên khốc liệt nếu như biết đoàn kết lại với nhau. Sơn Tinh chính là hiện thân của sức mạnh, của khát vọng chinh phục thiên nhiên mà những tác giả dân gian muốn gửi gắm.
Với người dân nước ta, câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã trở thành một huyền thoại và ở xã Minh Quang và Ba Vì thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội, người dân đã lập đền thờ Thánh Tản Sơn Tinh, vị thần đứng đầu trong bốn vị thần “bất tử” của nước ta. Điều này càng minh chứng cho thấy, sức sống mãnh liệt của câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh cũng như niềm tin vào sức mạnh của một vị thần biết đoàn kết nhân dân để chế ngự thiên nhiên.