Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh khuya

2 câu trả lời

Dàn ý

Mở bài:

- giới thiệu về bài thơ cảnh khuya

Thân bài

Phân tích 

2 câu đầu (Tiếng suối trong như tiếng hát xa,Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa) 

   Trong đêm khuya thì tiếng suối chảy lại càng nổi bật hơn, nghe như tiếng hát .

Cách so sánh sáng tạo,làm cho bài thơ thêm nhẹ nhàng,uyển chuyển 

 ( nghệ thuật ,nhịp theo 2 1 4,ngắt nhịp ở từ trong,miêu tả phong phú ,tinh tế ) theo 

 + 2 câu sau ( cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nổi nước nhà )

- hiểu theo 2 nghĩa

- cảnh khuya như vẽ lên rõ ràng hơn bóng của người chưa ngủ 

- cảnh khuya đẹp như tranh vẽ còn bác chưa ngủ 

- 2 lý do mà bác không ngủ

+ không ngủ vì lo nỗi nước nhà ( lý do này chính là lý do chính mà bác đã nói trong bài thơ )

+ không ngủ được vì vẻ thiên nhiên của cảnh khuya quá đẹp.Bác mẩn mê ngắm nhìn

Kết bài 

Cảm nhận của suy nghĩ của em sau bài thơ 

Bài làm tham khảo

Sau khi học xong bài Cảnh Khuya của chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tâm trí vủa em vẫn luôn văng vẳng tiếng đọc thơ

" Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ,bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

Làm cho lòng em trào dâng nhiều niềm cảm xúc không thế diễn tả hết thành lời.Đây là một bài thơ mà đuoẹc bác sáng tác vào năm 1947,thời kì mà kháng chiến chốn Pháp nổ ra.Cho nên ,có lẽ rằng,khi viết bài thơ này,trong lòng của bác vẫn đang có hàng trăm mối bận tâm,lo toan không thể nào kể xiết được thể nhưng ,ngay từ trong tâm hồn của bác vẫn luôn là tâm hồn vủa một người thi sĩ với nội tâm mạnh mẽ với tâm hồn thi ca

Mở đầu bài thơ,Bác có viết

" tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" 

Trong khung cảnh đêm khuya tĩnh lặng ,thì tiếng suối chảy róc rách lại càng nổi bật và rõ ràng hơn .Mà qua tai bác,bác lại thấy tiếng suối kia chảy giống như tiếng hát vậy.Tiếng hát vang xa cả khu rừng.Bác sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh một cách sinh động,làm cho bài thơ trở nên càng êm đềm,thơ mộng

Rồi còn cả ánh trăng chiếu rọi xuống khu rừng kia,và chia vẻ đẹp thiên nhiên đó thành ba tầng khác nhau,từ cao xuống thấp.Đầu tiên là ánh trăng sáng sau đó là bóng cổ thụ và cuối cùng chính là nhưng bông hoa đang nở rộ trên mặt đất ,Chỉ qua 2 câu theo đầu như thế thôi mừ em cũng đã đủ để tưởng tượng được.Cảnh đẹp thiên nhiên lúc đó đẹp tuyệt diệu đến nhường nào ,,khiến cho người ngắm ngẩn ngơ 

Với nhịp tho 2 1 4 ,ngắt nhịp ở ngay từ trong khiến cho bài thơ thêm uyển chuyển,nhẹ nhàng.

Đến với hai cái cuối của bài thơ thì bác viết rằng "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

Vậy liệu ngay ở câu thơ thứ hai ,cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ làm

Có nghĩa là trong ban khuya vặng lặng ,yên tính đó thì hình bình vủa người chưa ngủ kà bác càng được rõ ràng như đang vẽ lên vậy,Hay là cảnh khuya đẹp như tranh vẽ còn bác thì mãi vẫn chưa ngủ .

Nhưng đến câu thơ cuối cùng của bài thơ thì bác đã giải thích nguyên nhân chính khiến cho bác ngủ được ,không phải là bức tranh thiên nhiên làm cho lòng người xao xuyến kia,mà là nỗi lo,lo cho nước ,cho dân,cho cách mạng,cho sự nghiệp độc lập của nước ta

Trong khung cảnh tính vắng và yên tĩnh đến lạ thường,trong lòng bác có muôn vàn cảm xúc ngổn ngang trong tâm trí ,về cảnh đẹp về đát nước.Và qua đó càng làm cho em kính trọng,khâm phục và yêu quý bác - người cha già của dân tộc Việt Nam ta.Một người yêu thiên nhiên và yêu cả đất nước !à ngòi bút của em không thể diễn tả hết bằng lời 

Cảnh khuya tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh được viết vào thời điểm mà cuộc chiến chống Pháp đang rất cam go, ác liệt. Giữa thời điểm đó Bác vẫn thể hiện được sự lạc quan, ung dung đến lạ kì. Người còn dành thời gian để thưởng thức thiên nhiên và hòa mình vào khung cảnh tuyệt đẹp nơi này.

Bài thơ mở đầu bằng những câu hình ảnh gợi hình gợi thanh mô tả khung cảnh núi rừng rất hay:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Bác như một người họa sỹ vẽ nên vẻ đẹp của núi rừng thiên nhiên Việt Bắc, trong đêm khuya tất cả các âm thanh khác đều lắng chìm đi để nổi bật lên tiếng suối róc rách, tiếng hát trong trẻo. Tiếng suối làm cho không gian càng thêm tĩnh lặng hơn.

Hình ảnh ánh trăng có sức gợi hình cao, “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” trăng sáng chiều vào cây cổ thụ, chiếu qua những tán lá, cành cây, ánh trăng và lá cây như hòa quyện vào nhau in hình xuống mặt đất thật đẹp.

Khung cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả có xa và gần, xa là tiếng suối róc rách đang chảy, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Dưới gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ẩn chứa một sức sống từ thiên nhiên. Âm thanh tiếng suối và hình ảnh ánh trăng như khúc ca êm đềm, du dương trong cảnh thiên nhiên Việt Bắc.

Trong hai câu đầu tác giả chỉ tập trung hoàn toàn vào tả khung cảnh núi rừng, hai câu sau thể hiện tâm trạng của con người đó là Bác Hồ, người đang rất tâm trạng:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Trước khung cảnh thiên nhiên đẹp như vậy nhưng Bác vẫn không quên nỗi lo nước nhà, lo lắng thời cuộc khi cuộc chiến tranh đang rất ác liệt. Câu thơ như nói lên tâm trạng của Bác, Bác ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp trong đêm khuya nhưng tâm trạng vẫn hướng tới việc nước. Từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng đến việc dân, việc nước, Bác nhận ra mình đang là một người quan trọng, lãnh đạo nhân dân đất nước giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến trường kì.

Mặc dù câu thơ chỉ có bốn câu, hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói lên tâm trạng Bác nhưng trọng tâm vẫn là nói về tâm trạng Bác, câu thơ cuối nói lên nguyên nhân “người chưa ngủ” ở câu trên, “vì lo nỗi nước nhà” Bác không có thời gian nghỉ ngơi cho chính mình.

Bài thơ Cảnh khuya đã cho thấy sự cảm nhận thiên nhiên tinh tế, nhạy cảm và nỗi niềm của một vị lãnh tụ vĩ đại. Bác vẫn luôn là con người giản dị, yêu thiên nhiên và lo lắng cho vận mệnh của nước nhà.

Bài số 2

Việt Bắc bài thơ được Bác sáng tác ở chiến khu Việt Bắc. Trong khung cảnh thiên nhiên đẹp của núi rừng và không thể thiếu ánh trăng, hình ảnh xuyên suốt trong nhiều bài thơ của Bác.

Hai câu thơ đầu tiên Bác giúp người đọc hình dung được không gian cảnh khuya sống động thi vị với tiếng suối và ánh trăng. Trong bức tranh đó có hình ảnh thi sĩ hòa mình vào thiên nhiên Việt Bắc.

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc đêm khuya thật đẹp, có tiếng suối chảy như bản nhạc từ xa vọng lại. Tiếng suối chảy hệt như tiếng hát của một cô gái. Trong câu thứ hai hình ảnh ánh trăng xuất hiện ấn tượng với sự phân chia ba tầng, trên cao là ánh trắng, tiếp đó là bóng cổ thụ và cuối cùng là hoa. Ánh trăng, bóng cây cổ thụ, hoa giúp cho câu thơ trở nên trữ tính và trở nên ấm áp.

Sau khi miêu tả thiên nhiên và núi rừng, hình ảnh con người xuất hiện, Bác một thi sĩ và là một nhà cách mạng đang lãnh đạo đất nước với trăm ngàn nỗi lo:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Những câu thơ như diễn tả tâm tình thi sĩ và chiến sĩ tại Việt Bắc. Tại sao Người chưa ngủ? Không chỉ bởi xúc động vì cảnh thiên nhiên đẹp mà còn nhiều nỗi lo cho đất nước. Điệp từ “chưa ngủ” lặp lại hai lần như là dòng cảm xúc tâm trạng của Người. Chữ “nỗi” đã nói lên sự trăn trở của Bác khi cuộc chiến giành tự do độc lập vẫn còn dang dở.

Cảnh khuya là bài thơ không chỉ miêu tả khung cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc mà còn chất chứa nỗi niềm, lo lắng cho vận mệnh tương lai của đất nước. Một con người vĩ đại toàn tâm toàn ý với mục tiêu giải phóng dân tộc.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm