Cảm nghĩ về một người thương yêu trong gia đình đã vô cùng tận tâm để đưa gia đình vượt qua giai đoạn dịch Covid_19. 60 điểm đấy nên đừng sao chép mạng nhé!
1 câu trả lời
Từ nhiều góc nhìn khác nhau, những câu chuyện, cảm xúc sẻ chia, các vị khách mời đã mang đến cho chương trình nhiều thông tin bổ ích, các kiến thức, kỹ năng về cách giữ lửa yêu thương trong gia đình để cùng nhau vượt qua đại dịch một cách an toàn và ý nghĩa... Các đại biểu tham gia tọa đàm chủ đề "Gia đình Việt – Giữ lửa yêu thương, cùng vượt qua đại dịch Covid-19"
Tọa đàm chủ đề “Gia đình Việt – Giữ lửa yêu thương, cùng vượt qua đại dịch Covid-19” tại Chương trình Ngày hội gia đình yêu thương do TW Hội LHPN Việt Nam tổ chức trực tuyến sáng 18/6 có sự tham gia của các chuyên gia và nghệ sỹ nổi tiếng như: Thạc sĩ Hoa Hữu Vân, Nguyên Phó vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh, chuyên gia Giáo dục học, sáng lập viên CLB Đọc sách cùng con; MC Quyền Linh và Tiến sĩ Phạm Văn Đếm, Bác sĩ khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai, Giảng viên Đại học Y dược Đại học quốc gia Hà Nội; Bà Trường Thị Thu Thủy, Trưởng Ban Gia đình Xã hội TW Hội LHPN Việt Nam.
Gia đình công nhân với cuộc sống thời Covid-19
Xuất phát từ thái độ đặc biệt thấu hiểu, cảm thông và sẻ chia với những gia đình công nhân trong thời dịch Covid-19, Thạc sĩ Hoa Hữu Vân, Nguyên Phó vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chỉ ra những khó khăn mà họ đang phải đối mặt. Theo đó, các gia đình công nhân thường có những đặc điểm chung như: hai vợ chồng còn trẻ tuổi, thường cùng làm ở một công ty/xí nghiệp, phải chịu áp lực cao trong môi trường làm việc công nghiệp. Họ có con nhỏ, kinh tế không dư dả, thu nhập chủ yếu dựa vào lương và tiền làm tăng ca. Họ cũng thường phải thuê trọ trong những căn phòng nhỏ, đời sống không cao.
Chính vì vậy, khi đại dịch Covid-19 xảy ra đã có những tác động rất lớn tới đời sống của gia đình họ: Con cái phải nghỉ học, không gửi trẻ được, vợ/chồng phải thay nhau nghỉ ở nhà chăm sóc con (điều này chỉ có thể làm được nếu dịch chỉ kéo dài trong thời gian ngắn nhưng thực tế, thời gian dịch bệnh hiện nay kéo dài tính bằng tháng, bằng năm), dẫn đến họ không có khả năng tiếp tục nghỉ làm mà buộc phải lựa chọn gửi con về quê cho ông bà, thậm chí là mỗi con gửi một quê nội, quê ngoại. Hơn thế, bản thân họ còn có thể bị mất việc, thu nhập của gia đình không còn. Đó chính là những áp lực đang hàng ngày đè nặng lên gia đình họ - Ths Hoa Hữu Vân trăn trở.
Thạc sĩ Hoa Hữu Vân, Nguyên Phó vụ trưởng Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Ông Hoa Hữu Vân cũng có những phân tích về tác động nhiều mặt của Covid-19 đến hạnh phúc gia đình. Theo đó, bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực nặng nề thì covid-19 cũng vô tình gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau khi các thành viên được ở bên nhau nhiều hơn, có nhiều cơ hội để gắn bó, sẻ chia với nhau hơn, bữa cơm gia đình có đầy đủ các thành viên được duy trì một cách thường xuyên hơn và cha mẹ có cơ hội để quan tâm, gần gũi với con cái nhiều hơn.
Tuy nhiên, trong thời gian giãn cách xã hội, tình trạng bạo lực gia đình tăng lên, đặc biệt đối với phụ nữ, trẻ em. Ông Hoa Hữu Vân dẫn chứng: số cuộc gọi của phụ nữ bị bạo lực đến đường dây nóng của Hội LHPN Việt Nam đã tăng 50%; số lượt người được tham vấn tại Ngôi nhà bình yên tăng 7 lần, số nạn nhân được hỗ trợ, giải cứu được tiếp cận Ngôi nhà bình yên tăng 80%; đồng thời có tới 48% trẻ em bị la mắng, 8% trẻ em bị đánh, 32% trẻ em có cảm nhận cha mẹ không quan tâm…
Để giữ lửa hạnh phúc gia đình, giúp gia đình vượt qua thời đại dịch an toàn và bình yên, bên cạnh sự nỗ lực, ý thức trách nhiệm, tình cảm yêu thương, chia sẻ của mỗi thành viên trong gia đình thì theo ông Hoa Hữu Vân, những giải pháp căn cơ vẫn là: Đảng và Nhà nước tiếp tục quyết liệt thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế nhằm đảm bảo đời sống cho người dân, đặc biệt là công nhân trong các khu công nghiệp đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch; phấn đấu hướng tới mọi người dân được tiêm phòng vắc xin; chú trọng trang bị thêm kỹ năng sống nhằm giúp các gia đình có thể giải quyết được các mâu thuẫn, xung đột.
Câu chuyện "giữ lửa" của người chiến sĩ áo trắng
Đến với buổi tọa đàm, TS.BS Phạm Văn Đếm - Khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai, giảng viên Đại học Y dược Đại học quốc gia Hà Nội đã mang đến Ngày hội một câu chuyện, kỷ niệm sâu sắc, xúc động đối với anh cũng như gia đình. Đó là Tết nguyên đán năm Tân Sửu 2021 vừa qua, anh nhận nhiệm vụ tăng cường cho lực lượng làm nhiệm vụ tại bệnh viện dã chiến số 2 ở Hải Dương - tâm dịch của cả nước thời điểm đó.
“Tết là thời khắc ai cũng mong muốn được trở về gia đình, được ở bên những người thân yêu nhất của mình thì tôi lại xa vợ, xa con để lên đường làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, tôi hiểu và cảm nhận được đó vừa là trọng trách, vừa là vinh dự của những người chiến sĩ áo trắng như chúng tôi. Đặc biệt, tôi đã nhận được sự động viên, sẻ chia từ vợ và người thân trong gia đình, điều đó làm tôi thấy quyết tâm và lạc quan hơn rất nhiều khi bước chân vào tâm dịch”.
TS.BS Phạm Văn Đếm - Khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai, giảng viên Đại học Y dược Đại học quốc gia Hà Nội
Bác sĩ Đếm chia sẻ, lúc đón giao thừa, ai trong đơn vị trực cũng cố gắng dành thời gian tranh thủ gọi và nói những lời chúc mừng năm mới với người thân của mình qua điện thoại. Điều đó giúp các anh cảm thấy khoảng cách xa gia đình được thu hẹp đi rất nhiều, được tiếp thêm động lực để tập trung và nỗ lực làm nhiệm vụ.
Bác sĩ Phạm Văn Đếm tâm sự, đặc thù nghề nghiệp của anh thường xuyên vắng nhà kể cả trong chế độ làm việc bình thường ở viện vì phải trực. Chính vì vậy, bất cứ khi nào có thể, anh đều dành mọi thời gian để bù đắp cho vợ con, sẵn sàng đi chợ, nấu cơm, đón con đi học… Ngày nghỉ cuối tuần thì dành hết thời gian cho gia đình, những hôm trực không ăn cơm cùng cả nhà được thì thường xuyên gọi về nhà qua zalo, để kết nối chia sẻ với vợ con, mang lại cho nhau sự ấm áp, tin tưởng.
Hạnh phúc đơn giản là… tập trung tinh thần đến 200 - 300% để gắn kết, chia sẻ cùng vợ con
Cùng với hai cô con gái tham gia chương trình tọa đàm, nghệ sĩ – MC Quyền Linh cho biết, công việc của anh cũng rất bận rộn, thường xuyên vắng nhà nên chỉ cần được ở nhà là anh sẽ làm mọi thứ và nỗ lực, tập trung tinh thần đến 200 -300% để gắn kết, chia sẻ cùng vợ con.
MC Quyền Linh cùng hai con gái tham gia chương trình
“Tôi có thể thức dậy lúc 6h sáng để đi chợ, làm mọi công việc gia đình, từ nấu cơm, rửa bát, giặt đồ, tưới cây… Khi thấy vợ buồn thì hỏi han, chia sẻ, thậm chí tìm mọi cách chọc cười để cô ấy được vui. Vợ vui là mình vui mà! Tôi hiểu phụ nữ rất vất vả khi gánh trên vai công việc nội trợ gia đình do đó, tôi tình nguyện hỗ trợ vợ và điều đó khiến tôi hạnh phúc”.
Cô con gái Thảo Linh đã tiết lộ, ở nhà ba Linh chỉ giỏi làm các món nấu mì, chiên trứng còn những món khó thì ba… "nhường mẹ”! Theo MC Quyền Linh, bữa cơm không cần cứ phải thật ngon mà quan trọng khi khi người đàn ông trở thành “đầu bếp” và họ dồn hết tâm tình của mình vào món ăn thì chắc chắn vợ con sẽ cảm nhận được thôi.
Đặc biệt, anh có một tin vui thông báo tới mọi người, mấy hôm trước anh đã tham gia livestream bán vải thiều Bắc Giang, trong một thời gian rất ngắn anh đã bán được 200 tấn vải thiều giúp bà con và giờ, có lẽ con số bán được đã gần gấp đôi rồi – MC Quyền Linh vui vẻ và tự hào vì việc mình đã làm được để hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn thời đại dịch.