Cảm nghĩ về khổ thơ đầu bài TIẾNG GÀ TRƯA CỦA XUÂN QUỲNH tự viết , hay = vote 5*
2 câu trả lời
@danggiabao0
Trong bài thơ ” Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, em thích nhất là khổ thơ đầu. Nó nói về hình ảnh tiếng gà trưa trên đường hành quân đã làm rung động tâm hồn của người chiến sĩ. Trên đường hành quân, người chiến sĩ dừng chân nghỉ lại bên một xóm nhỏ, khi ấy anh bắt giác nghe được âm thanh của tiếng gà nhảy ổ. Âm thanh quen thuộc, gần gũi ấy đã gợi cái cảm nhận về hơi ấm gia đình. Điệp ngữ ” nghe” và phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ” nghe” đã khiến cho lòng người chiến sĩ như xốn xang, xao động . Qua đó em thấy người chiến sĩ là người có tâm hồn nhạy cảm, có một tình cảm gắn bó thiết tha với đất nước, quê hương.
#phongnha5i
Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu. TRong khổ thơ đầu :
"Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ"
Những vần thơ mở đầu bằng bối cảnh hết sức bình dị, khi người chiến sĩ đi qua một xóm nọ, ngồi nghĩ chân đang lúc nắng trưa mỏi mệt,bỗng từ đâu cất lên những âm thanh quen thuộc, đó là tiếng gà nhảy ổ” cục tác cục ta”.mọi cảm xúc kỉ niệm của tuổi thơ cứ theo âm thanh đó mà vang vọng về người chiến sĩ, nó không chỉ gợi ra hình ảnh tuổi thơ đẹp đẽ, mà còn xóa tan nỗi mệt nhọc trên con đường hành quân. Cảm xúc của người chiến sĩ có sự chuyển biến theo cường độ ngày một tăng dần. Đầu tiên là với thứ âm thanh quen thuộc, khi phát hiện được âm thanh đó, anh cảm thấy nó bắt đầu làm thay đổi không khí xung quanh anh” xao động nắng trưa” rồi đến bàn chân đỡ mỏi , và sức lay động mãnh liệt nhất dó chính là “ gọi về tuổi thơ”.
cho mình ctlhn nha bn.